Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.
Hiện diện tích thực hiện mô hình tôm – lúa của Kiên Giang lên gần 70.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo sạ của vùng. Chuyển dịch từ năm 2000, diện tích sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên.
Khác hẳn với sản xuất chuyên canh lúa hay tôm, mô hình tôm – lúa giảm rất nhiều chi phí cho nông dân. Tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, sạch bệnh. Còn với cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất tốt bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, tạo ra sản phẩm an toàn vì hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.
Dù hiệu quả được thể hiện ở nhiều mặt, nhất là tạo ra được những sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; song yếu tố quyết định đến thắng lợi của mô hình này là nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch sản xuất của ngành nông nghiệp. Thực tế, nông dân sản xuất ồ ạt, thiếu tính đồng bộ ngoài việc không mang lại hiệu quả, còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chung của nhiều hộ khác.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích canh tác theo mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 140.000 ha, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Do đó, với những định hướng mang tính chiến lược của ngành nông nghiệp được đưa ra sẽ là tiền đề vững chắc góp phần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.

Hóc Môn là một trong những huyện của TPHCM đang chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa, trồng hoa lan, cây kiểng… đã có được sự thành công nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời.

Ngoài ra, anh Phạm văn Phong, chủ vựa dừa kế bên cũng cho hay: Giá dừa giảm cũng do các bạn hàng phía Bắc hạn chế mua dừa tươi vì thị trường Trung Quốc hiện chủ yếu thu mua dừa khô (loại dừa xiêm xanh, nặng trên 1 kg).

Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.