Niềm Vui Mùa Cá Cơm

Những ngày này, ngư dân xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) phấn khởi cho tàu ra khơi đánh bắt cá cơm. Sau chuyến biển, nhiều tàu thu về lãi lớn.
Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.
“Biển giả” lúc được lúc mất là chuyện bình thường, nhưng nhìn chung thì mỗi chuyến biển, bèo gì anh em cũng đánh được hơn 1 tấn cá cơm. Chuyến này, trừ hết chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng, anh em cũng lận lưng được một khoản kha khá”.
Theo nhiều ngư dân, những tháng cuối năm là thời điểm cá cơm quần tụ về vùng biển Quảng Ngãi nhiều nhất. Thời gian này, nếu thấy tiết trời êm, khoảng 15 giờ, ngư dân cho tàu ra khơi. Tàu chạy cách bờ khoảng 15 hải lý là có thể tìm được những luồng cá cơm trú ngụ dày đặc.
Chủ tàu Trương Thành Vương, ngụ thôn An Vĩnh chia sẻ: “Mấy hôm nay cá cơm xuất hiện rất nhiều, ngư dân ví von vụ cá cơm này là quà Tết mà biển khơi “lì xì” cho tụi tui. Tàu thuyền của bà con miền biển mình ngày càng hiện đại, cùng với kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm đi biển, những chuyến ra khơi thường trúng lớn. Về thị trường tiêu thụ, ngư dân cũng không phải âu lo nhiều. Chuyến này đánh bắt được gần 2 tấn, với giá bán 20 nghìn đồng/kg, thu được lãi cao, anh em ai nấy đều mừng”.
Ông Võ Minh Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Toàn xã có khoảng 100 tàu thuyền chuyên hành nghề đánh bắt cá cơm. Cá cơm được người tiêu dùng rất ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng, ngoài bán trong nước, cá cơm sau khi sơ chế còn được xuất khẩu đi nước ngoài, tạo công ăn việc làm và thu nhập khấm khá cho nhiều lao động địa phương. Riêng trong năm 2014, sản lượng đánh bắt thủy sản của xã đạt khoảng 17.000 tấn, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ sản xuất những tháng hè là “vụ tưới nước”, vì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải tưới nước liên tục cho cây trồng. Trong khi các địa phương khác đang phải đối mặt với hạn hán gia tăng ở vụ này, thì ở Lý Sơn hiện tại tình hình nước tưới vẫn đảm bảo.