Chợ Mới (An Giang) Sản Lượng Tiêu Thụ Khô Cá Lóc Giảm
Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của người sản xuất cũng giảm vì giá bán không tăng (từ 220 - 240.000 đồng/kg), nhưng giá cá nguyên liệu tăng khoảng 40.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khô cá lóc tiêu thụ chậm, do nhiều hộ dân, bạn hàng cá tự làm khô bán lẻ (khoảng 120 - 140.000 đồng/kg) nên các cơ sở chế biến khô khó cạnh tranh. Tuy nhiên, chất lượng khô trôi nổi không được kiểm soát hoặc khô còn ướt (chỉ phơi 1 - 2 nắng).
Huyện Chợ Mới có 6 cơ sở sản xuất khô cá lóc quy mô lớn, như: Kim Huê, Kim Cúc, 6 Tâm, Nhựt Tâm… Bình quân các cơ sở tiêu thụ trên 2,6 tấn khô cá lóc/tháng. Thị trường tiêu thụ tại TP. Long Xuyên và các tỉnh ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và cả Campuchia. Các cơ sở còn sản xuất thêm khô cá lìm kìm, chạch, sặc… để đa dạng sản phẩm
Có thể bạn quan tâm
Nhân rộng được một mô hình kinh tế là niềm vui của nông dân và của các cấp, các ngành địa phương. Tuy nhiên, sau khi mô hình được nhân rộng thì đầu ra của sản phẩm và giá cả bấp bênh đã làm cho phần lớn nông dân lo lắng, hoang mang.
Thị trường nấm tại các tỉnh hiện vẫn không thoát khỏi ảm đạm, bởi những thông tin về nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vừa qua.
Khối nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân cùng với các tổ chức tài chính, hiệp hội trong và ngoài nước đã hợp tác xây dựng 16 vườn mẫu cà phê “công - tư” ở Lâm Đồng, bước đầu nâng cao nhận thức và kỹ thuật thực hành về sản xuất cà phê bền vững cho nông dân.
Tận dụng lợi thế đât bãi bồi, nông dân các xã Long Khánh A, Long Khánh B, Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) canh tác trên 180ha bắp nếp.
Nhiều nông dân trong tỉnh khá bất ngờ khi giống lúa chất lượng TBR45 trên cánh đồng xã An Nghiệp (Tuy An - Phú Yên) cho năng suất vượt trội, dù nơi đây được xem là vùng “rốn” bệnh đạo ôn.