Mô Hình Nuôi Tôm Trong Ruộng Lúa Phát Triển Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.
Hiện diện tích thực hiện mô hình tôm – lúa của Kiên Giang lên gần 70.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích gieo sạ của vùng. Chuyển dịch từ năm 2000, diện tích sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên.
Khác hẳn với sản xuất chuyên canh lúa hay tôm, mô hình tôm – lúa giảm rất nhiều chi phí cho nông dân. Tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, sạch bệnh. Còn với cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất tốt bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, tạo ra sản phẩm an toàn vì hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.
Dù hiệu quả được thể hiện ở nhiều mặt, nhất là tạo ra được những sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; song yếu tố quyết định đến thắng lợi của mô hình này là nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch sản xuất của ngành nông nghiệp. Thực tế, nông dân sản xuất ồ ạt, thiếu tính đồng bộ ngoài việc không mang lại hiệu quả, còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chung của nhiều hộ khác.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích canh tác theo mô hình tôm - lúa ở ĐBSCL hiện đạt khoảng 140.000 ha, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Do đó, với những định hướng mang tính chiến lược của ngành nông nghiệp được đưa ra sẽ là tiền đề vững chắc góp phần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Related news

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân

Người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước (Bình Định) vô cùng hoang mang khi hàng chục ha tôm mới thả giống chưa được 1 tháng đã lăn đùng ra chết.