Khánh Hòa Xuất Khẩu Thuỷ Sản Một Năm Nhìn Lại

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.
Khánh Hòa hiện có 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các thị trường nước ngoài. Năm 2014 tuy không còn bị khủng hoảng nặng nề nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn nằm trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới vẫn còn sụt giảm khiến giá các loại hàng thủy sản trên thị trường thế giới giảm theo. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, song xuất khẩu thủy sản của tỉnh cả về sản lượng và giá trị đạt được vẫn cao hơn so với các năm trước.
Kết quả này có được là do ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã chủ động thu mua nguyên liệu các mặt hàng chiến lược như tôm, cá ngừ đưa vào dự trữ. Nhờ vậy, khi mùa khai thác và nuôi trồng kế tiếp có bị thất thu thì các doanh nghiệp vẫn đủ lượng cho chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu và uy tín sẵn có đã là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, gia tăng thị trường.
Năm 2014, lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đạt 83.000 tấn. Trong đó tôm chiếm trên 56%, cá ngừ trên 28% còn lại là các đối tượng nhuyễn thể. Các nước Mỹ, Nhật Bản và EU luôn là nhóm thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Khánh Hòa. Mức nhập khẩu của các thị trường này chiếm gần 60% trên tổng thị phần xuất khẩu. Trong đó, vị trí số 1 thuộc về EU - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với lượng hàng xuất chiếm gần 1/4 sản lượng xuất khẩu của toàn tỉnh. Tiếp đó là thị trường Mỹ với trên 19%, Nhật Bản trên 14%, còn lại là các thị trường khác.
Năm 2015, ngành thủy sản Khánh Hòa phấn đấu tăng 0,7% giá trị kim ngạch so với năm 2014. Để thực hiện được mục tiêu này, lãnh đạo ngành đưa ra giải pháp cụ thể là triển khai nhanh Nghị định 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để khuyến khích ngư dân hiện đại hóa tàu cá, nâng cao sản lượng và chất lượng đánh bắt. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Năm 2015, thực tế cho thấy, tình hình xuất khẩu thuỷ sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc Mỹ quyết định áp giá thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản Việt Nam, các nước trong khối Eu cũng tăng cường giám sát chặt chẽ hơn hàng thực phẩm nhập khẩu. Vì thế ngư dân, người nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp vẫn còn phải đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) được xem là “thủ phủ” của cây chuối ngự. Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở địa phương.

Được sự hỗ trợ của Dự án “Thúc đẩy chứng nhận và quản lý bền thực hành nuôi tôm tốt hơn cho các hộ quy mô nhỏ tại Việt Nam” do Danida (Đan Mạch) tài trợ, từ năm 2008 đến nay, 2 xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Hậu A (H.Hòa Bình) đã thành lập được 5 THT nuôi trồng thủy sản, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương vừa làm việc với TP Cần Thơ về tình hình thực hiện liên kết vùng và tái cấu trúc ngành nông nghiệp thành phố, đặc biệt là tái cấu trúc ngành cá tra.

Một số nông dân ở ĐBSCL đã tìm cách nuôi tôm thẻ chân trắng - loài thuỷ sản chỉ thích hợp với môi trường nước lợ - tại những khu vực đồng ruộng nước ngọt, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về môi trường sinh thái, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN -PTNT).

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 4 đợt nước mặn xâm nhập lên huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Nhưng nước mặn không vượt qua Ngã Năm, nhờ vậy, vùng sản xuất lúa ổn định của tỉnh Bạc Liêu không bị mặn xâm nhập.