Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Thu Nhập Cao

Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Năm 2002, vợ chồng anh đến Bình Phước lập nghiệp trên mảnh đất hoang sơ. Năm 2012, trong khi chờ thu hoạch cao su và điều, anh Trường đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi heo. Với ước mơ làm kinh tế trang trại, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng xây chuồng trại và ban đầu nuôi 10 con heo nái để gây giống, 50 con heo thịt.
Sau gần một năm, hiệu quả kinh tế không cao và do dịch bệnh nên đàn heo đã giảm một nửa, giá heo lại thấp trong khi giá thức ăn tăng cao. Đầu năm 2013, gia đình anh chuyển sang nuôi gà công nghiệp. Đàn gà có hơn 1.000 con và phát triển rất tốt. Tuy vậy, do gặp dịch, giá gà thấp nên bán hết đàn, anh Trường lỗ 60 triệu đồng.
Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, anh Trường tiếp tục tìm hiểu các mô hình khác để tìm ra vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, thông qua các phương tiện truyền thông, được biết mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Trường tìm mua 5 cặp thỏ giống về nuôi thử nghiệm.
Anh mua sách hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc thỏ. Sau 3 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Trường đã nâng quy mô đàn thỏ lên khoảng 300 con. Qua tuyển chọn, anh Trường đã có giống thỏ chất lượng, đạt trọng lượng bình quân từ 2,5 đến 4kg/con sau 3-4 tháng nuôi.
Anh Trường cho biết: Lúc đầu cũng gặp một số trở ngại như thỏ bị bệnh, không có đầu ra, nhiều lúc muốn bỏ nhưng thấy nuôi không tốn nhiều công sức và chi phí nên cố gắng bám trụ. Học hỏi kỹ thuật trong sách và đúc kết kinh nghiệm thực tế nên chăn nuôi thỏ ngày càng dễ và thị trường cũng đã mở rộng. Thỏ thịt hiện có giá 100-120 ngàn đồng/kg.
Chia sẻ kinh nghiệm, anh Trường cho biết, thỏ con từ khi mới sinh ra đến khi tách mẹ khoảng 1 tháng, nuôi khoảng 5 tháng sau sẽ phối giống. Để thỏ giống khỏe mạnh, sinh sản tốt nên cho thỏ phối giống bình quân 3 tháng sinh sản 2 lứa. Mỗi lứa thỏ mẹ có thể đẻ từ 7 đến 10 con.
Thỏ dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cỏ, các loại rau xanh, phải cho thỏ uống nước sạch, khu vực nuôi thoáng mát, giữ cho thỏ không bị lạnh và nắng nóng. Cần vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi thường xuyên để hạn chế bệnh. Khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời, nhất là bệnh ghẻ.
Anh Trường phấn khởi chia sẻ: “Mỗi tuần, tôi cung cấp cho nhà hàng 10 con thỏ, bình quân 3kg/con. Trừ chi phí mỗi tháng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.