Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững
Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức Tổng kết đánh giá Dự án "Sản xuất rau chứng nhận VietGAP" ở huyện Châu Thành và huyện Gò Công Đông.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua vụ sản xuất, nông hộ thu hoạch cải các loại năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha, lợi nhuận 30 - 70 triệu/ha, nông dân đã biết ghi chép nhật ký sản xuất. Các hộ tham gia mô hình được Công ty TNHH công nghệ Nho Nho cấp giấy chứng nhận đạt VietGAP.
Ngoài mục tiêu về kinh tế, các mô hình còn mang lại những giá trị về xã hội, môi trường như đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đây là mô hình đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất theo phương thức mới, tiên tiến, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, vừa nâng cao được giá trị sản phẩm hàng hóa, vừa tạo cơ hội cho nông dân trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).
Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.
Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.