Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Phù Cát tập trung triển khai thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cây đậu phụng. Phòng NN-PTNT huyện đã tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng từ khâu chọn giống, làm đất, trỉa đậu, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích trồng đậu xen mì nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chú trọng hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học; áp dụng các công thức bón phân đem lại hiệu quả cao đã qua thử nghiệm, như: sử dụng phân hữu cơ mụn dừa, và sản phẩm Wegh; bón phân đơn; bón phân hỗn hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí, cùng các chế phẩm chống bệnh chết ẻo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần…
Được biết trong vụ ĐX này, Công ty TNHH thương mại Tất Thắng ở Cư Zút - Đắk Nông đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 ha đậu phụng ở các xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh. Hiện nay, huyện Phù Cát đang tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tập trung xuống giống đậu phụng vụ ĐX, phấn đấu sản xuất hết diện tích trong thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Vụ dưa hấu xuân- hè 2012, nông dân các xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng Sơn và thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) đã xuống giống 78 ha dưa hấu trái dài Trang Nông 386, đây là loại dưa hấu đạt mẫu mã, phẩm cấp và năng suất vượt trội.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh ta…Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng xen canh gừng dưới tán các cây công nghiệp, cây ăn quả như điều, vải thiều tăng thêm nguồn thu nhập, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Anh Nguyễn Quốc Trị 59 tuổi, thôn Ninh Quí 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước trồng giống tre Lục Trúc để thu hoạch măng nhằm xóa đói giảm nghèo.

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới.