Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao
Năm 1995, ông Nguyễn Trí An ở thôn Quảng Đạt xã Đạo Nghĩa (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đầu tư trồng 2 ha cà phê. Do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc trồng, chăm sóc nên năng suất cà phê khi đi vào kinh doanh không ổn định, chỉ đạt 2 tấn/ ha.
Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.
Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc cũng như bón phân đúng cách, ngoài phân hữu cơ thì bón thêm phân chuồng, ghép cải tạo những cây già cỗi, năng suất thấp, hạt nhỏ với những chồi của cây hạt to, sức đề kháng cao nên năng suất dần được cải thiện.
Ông thường xuyên ủ vỏ cà phê với phân chuồng cho hoai sau đó bón vào gốc với tỷ lệ 5kg/gốc. Niên vụ cà phê 2013 – 2014, 1.200 cây cà phê của gia đình ông cho năng suất 10 tấn nhân/năm, niên vụ 2014 – 2015 dù mất mùa hơn năm trước nhưng cũng đạt khoảng 9 tấn nhân. Đây là thành quả mà nhiều năm qua ông đã vất vả tìm hiểu, học tập kinh nghiệm.
Sau nhiều mùa vụ đúc rút kinh nghiệm, ông An cho biết: Để cây cà phê đậu trái với năng suất cao thì sau khi thu hoạch, tỉa cành, tưới nước cho cây thì cần theo dõi thường xuyên, khi cây có biểu hiện rụng trái non thì phun thuốc sâu cùng với thuốc dưỡng lá với tỷ lệ phù hợp cho từng thời điểm thì mới đảm bảo sự phát triển của cây.
Có thể bạn quan tâm
Những ngôi nhà rách nát đã được thay thế bằng nhà vững chãi; sự đói nghèo dần được thay thế bằng màu xanh no ấm, màu xanh của rừng, của những nương lúa...
Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan. Thay vì trồng thuần một loại giống cà phê như lâu nay, mô hình 3 lớp cây giống cà phê – giống chín sớm (đúng vụ), giống cho thu hoạch hơi muộn và đặc biệt là giống cho thu hoạch muộn (gần như là trái vụ).
Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...
Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.
Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%