Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sau một thời gian trăn trở tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, anh Cảnh nhận thấy mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi chi phí đầu tư lại không nhiều. Cuối năm 2011, anh đã mạnh dạn ra tỉnh Hà Tĩnh mua 5 cặp hươu sao giống với giá hơn 100 triệu đồng đưa về nuôi. Trong quá trình nuôi, anh Cảnh nhận thấy việc chăn nuôi hươu có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ nông sản của gia đình, hươu dễ chăm sóc, ít dịch bệnh so với các loại vật nuôi khác. Bên cạnh đó, nhung hươu hiện bán rất chạy trên thị trường và có giá trị kinh tế cao.
Vì thế, anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại và nhân giống đàn hươu của gia đình. Hiện nay, tổng đàn hươu của gia đình anh có 22 con được nuôi theo hình thức bán hoang dã trên diện tích chuồng khoảng 300 m2. Hươu sao cái anh nuôi để sinh sản gây giống, hươu sao đực thì khai thác nhung. Sau gần 5 năm chăm sóc, đến nay bình quân mỗi con hươu giống đạt từ 30-50 kg. Mỗi năm một con hươu đực cho khoảng 1,5 kg nhung cùng với số hươu cái sinh sản bán giống, trừ chi phí gia đình anh Cảnh có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.
Anh Cảnh chia sẻ: “Hươu sao có sức đề kháng bệnh tương đối cao, ít khi bị dịch bệnh và ai cũng có thể dễ dàng nuôi được. Tuy nhiên, khi nuôi hươu sao, cần lưu ý nguồn nước hợp vệ sinh, cần đề phòng một số bệnh cho hươu như chướng bụng, đầy hơi nếu ăn phải thức ăn ôi thiu. Hươu thích ăn cỏ tươi, lá cây và thêm một vài dạng thức ăn tinh bột. Nếu được bồi bổ một cách đều đặn, đúng liều lượng thì hươu sao phát triển trọng lượng rất tốt”.
Không dừng lại ở đó, để tiếp tục phát triển chăn nuôi hươu sao, anh Cảnh đang có kế hoạch mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhân giống hươu sao để cung cấp cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Bằng cách làm hay và sáng tạo của mình trong việc chuyển đổi giống vật nuôi phù hợp với thực tế của địa phương, mô hình nuôi hươu sao của gia đình anh Cảnh đang trở thành hướng đi mới của nhiều nông dân huyện Ea Kar.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trại trưởng Trại giống Thủy sản Quang Kim cho biết: Hình thức nuôi cá giòn không quá khó với người nuôi thủy sản, lại có giá trị kinh tế cao, rất cần được nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân có thêm phương thức nuôi mới để tăng thu nhập.

Hiện nay, các đơn vị chức năng của thành phố đang tích cực động viên ngư dân bám biển khai thác; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực khai thác, bảo quản sản phẩm, phòng tránh thiên tai trên biển cho ngư dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để ngư dân yên tâm sản xuất.

Dù chưa về đến cảng Sa Kỳ nhưng tàu cá của ngư dân Đỗ Thanh Huy, ngụ thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã được rất nhiều đầu nậu và thương lái chờ đợi. Về điều này, theo giải thích của một đầu nậu tên Lan là bởi “nghe tin tàu chú Huy toàn cá chuồn xanh.

Với những quyết tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, người sản xuất giống, người nuôi và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Hy vọng vụ tôm 2015 sắp tới sẽ đạt những kết quả khả quan, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra trong đề án tái cơ cấu ngành thủy sản.

Cũng như nhiều hộ khác nuôi tôm ở trong vùng, ông Hòa mong muốn được các cơ quan nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho nuôi tôm và hoàn chỉnh hệ thống điện 3 pha phục vụ việc nuôi tôm thâm canh. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu và phổ biến nhanh đến người nuôi tôm các biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh cho tôm nuôi - nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp, nhằm giúp người nuôi giảm được rủi ro do dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả của nghề nuôi tôm ở địa phương.