Sống khỏe ở khu định cư mới

Đây là dự án di dân từ nơi ở cũ ở bản Dấu Cỏ sang khu TĐC mới (nay là bản Hạ Thành) được Sở NNPTNT Phú Thọ triển khai từ năm 2010, đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Tại khu TĐC Hạ Thành, các công trình cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường giao thông đều đã được xây dựng xong rất hiện đại, khang trang.
Ông Phiến cho biết: Sau khi các công trình được xây dựng xong, 18 hộ đồng bào dân tộc Dao thuộc bản Dấu Cỏ đã chuyển đến ở, 2 hộ còn lại đã đồng ý nhưng đang chờ ngày đẹp sẽ chuyển sau.
“Đến khu ở mới, ngoài việc được đền bù nhà, đất ở cũ, các hộ còn được hỗ trợ đất sản xuất, cùng nhiều chính sách ưu tiên khác nữa, nên đồng bào ai cũng phấn khởi, rất yên tâm ổn định cuộc sống sản xuất” – ông Phiến chia sẻ.
Tại khu TĐC Hạ Thành, các khu nhà mái bằng, nhà tầng xây san sát với nhau như ở các khu đô thị lớn, nhiều ngôi nhà đang tiếp tục được hoàn thiện.
Gặp ai chúng tôi cũng được tiếp đón bằng những nụ cười rất tươi.
Đang tất bật tưới cho luống rau xanh mới trồng, bà Đặng Thị Hoa bảo: “Ban đầu chuyển ra ở nhà mái bằng thấy bỡ ngỡ, nhưng giờ đã quen rồi.
Nhà sạch, không có ruồi muỗi, thích lắm”.
Cùng niềm vui với bà Hoa, anh Lê Văn Chiêu – Trưởng bản Hạ Thành bảo: “Nhà tôi trước ở trên khu xạ hiếm sợ lắm, gia đình có 7 khẩu thì ai cũng hay bị đau ốm vặt, nhưng từ khi chuyển ra khu TĐC mới, mọi người đều khỏe ra, ít bị ốm.
Gà, lợn nuôi cũng nhanh lớn hơn nên rất yên tâm”.
Vẫn theo anh Chiêu, ở bản cũ trước tồn tại khu xạ hiếm nên bà con trong bản rất lo lắng, nhiều phụ nữ hay bị sảy thai, hoặc đẻ non, nhiều trẻ em sinh ra cũng bị ảnh hưởng như bị tâm thần, dị tật bẩm sinh… "Về sau các nhà khoa học đến kiểm tra, khảo sát mới phát hiện tại đây tồn tại khí xạ hiếm nguy hiểm, khuyên bà con nên chuyển đi.
Chính quyền cũng tích cực vận động đến khu TĐC mới, ai cũng ủng hộ" - anh Chiêu cho hay.
Theo ông Phiến, việc di dân ra khu TĐC mới được bà con đồng thuận cao, tuy nhiên dù các cơ sở vật chất như nhà, đường, điện được xây dựng kiên cố, hiện đại, nhưng về vấn đề nước sạch, phần lớn các hộ ở bản Hạ Thành hiện giờ phải trông vào nguồn nước tại bể dự trữ trên núi, còn hệ thống nước do đơn vị thi công khu TĐC thì phập phù, lúc có lúc không...
Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Lần đầu tiên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên phối hợp với Công ty Syngenta tổ chức trồng lúa theo mô hình GroMore (giải pháp tích hợp cây lúa giúp cải thiện năng suất và thu nhập cho người nông dân). Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.