Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu

Mô Hình Nuôi Giun Quế Ở Bình Liêu
Ngày đăng: 23/04/2012

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Từ đầu tháng 3-2012, Huyện Đoàn Bình Liêu, được sự chỉ đạo của Tỉnh Đoàn và sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học - Công nghệ tỉnh, đã triển khai mô hình nuôi giun quế tới các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện. Sau đợt tập huấn kỹ càng, Huyện Đoàn cùng với bà con nông dân ở các xã đã xây dựng được hơn 50 mô hình nuôi giun quế. Mỗi mô hình có từ 5 - 10 khay giun; sau bốn tuần lễ, mỗi khay giun cho thu hoạch từ 1 - 1,5 kg. Giun quế là loại thức ăn giàu đạm, là nguồn protein rẻ tiền cho gia súc và gia cầm. Trọng lượng của một con giun quế chiếm đến 70% chất đạm nên nó là nguồn thức ăn tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Hơn nữa, phân giun cũng được xem là loại phân bón cao cấp cho cây trồng và cho việc xử lý ao nuôi thuỷ sản. Thức ăn chủ yếu của giun là phân của gia súc, gia cầm. Một năm mỗi con giun đẻ được 1.000 trứng và giun trưởng thành nặng khoảng 0,3 gam. Trứng giun bắt đầu nở từ tuần thứ hai và đẻ rộ lên sau khoảng ba đến bốn tháng nuôi. Anh Hoàng Kiên Trung, Bí thư Huyện Đoàn Bình Liêu, nói với chúng tôi: “Với lợi thế là địa bàn vùng núi chuyên chăn thả gia súc, gia cầm, có thể nói, mô hình nuôi giun quế đã tìm được nơi thích hợp để phát triển. Mô hình này vừa tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi, vừa làm sạch đường thôn, ngõ xóm. Đấy cũng là xây dựng nông thôn mới...”.

Đi cùng Bí thư Đoàn xã Vô Ngại, một trong những xã thí điểm xây dựng mô hình nuôi giun quế, chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Văn Tằng ở thôn Pắc Chi. Và tôi để ý thấy không giống như ở vùng thấp, gia đình anh Đinh Văn Tằng cũng như những gia đình khác ở miền núi cao này có cách nuôi giun quế hơi khác. Bà con ở đây nuôi giun bằng những cái khay được róc ra từ tre rồi đóng đinh lại với nhau thành những ô vuông có kích thước từ 1m - 1,5m chứ không làm chuồng hay hố nuôi giun bằng xi măng. Anh Tằng chia sẻ: “Nuôi giun quế đầu tư vừa rẻ, vừa đơn giản lại có nhiều lợi ích. Khoẻ re cô ạ. Ở đây là miền núi, tre nứa nhiều nên làm chuồng nuôi không mất tiền. Phân trâu, bò làm thức ăn cho giun thì ở Bình Liêu vốn thừa thãi không biết làm gì… Mỗi tháng cho giun ăn chỉ một lần thôi, nhưng hàng tuần phải kiểm tra độ sinh trưởng của chúng thật cẩn thận…”.

Anh Tằng còn cho biết thêm, từ khi gia đình anh bắt đầu triển khai nuôi giun quế, không ít người chăn nuôi tôm, cá đã đến “đặt vấn đề” hợp đồng thu mua sản phẩm...

Nhìn những khay giun, với vô số giun con màu hồng nhạt đang độ phát triển tốt tại gia đình anh Tằng, thấy thật thích. Chợt hiểu vì sao khi trò chuyện với chúng tôi, Bí thư Huyện Đoàn Bình Liêu Hoàng Kiên Trung lại phấn khởi đến thế. Anh bảo: “Tới đây, nếu mô hình mang lại hiệu quả cao thì chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra nữa”.

Mô hình nuôi giun quế đã tìm được nơi thích hợp để phát triển. Mô hình này vừa tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi, vừa làm sạch đường thôn, ngõ xóm. Đấy cũng là xây dựng nông thôn mới...

Có thể bạn quan tâm

Thủy Sản Lạng Sơn Đã Qua Những Trầm Lắng Thủy Sản Lạng Sơn Đã Qua Những Trầm Lắng

Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.

07/04/2014
Xã Bình Mỹ, Huyện Bắc Tân Uyên Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bồ Câu Xã Bình Mỹ, Huyện Bắc Tân Uyên Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bồ Câu

Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.

30/07/2014
Thiết Thực Từ Việc Trao “Cần Câu” Thiết Thực Từ Việc Trao “Cần Câu”

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

30/07/2014
Mô Hình Khuyến Ngư Mới Hiệu Quả Mô Hình Khuyến Ngư Mới Hiệu Quả

Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…

07/04/2014
Huệ Bông Tăng Giá Sau 1 Năm Dài Rớt Giá Huệ Bông Tăng Giá Sau 1 Năm Dài Rớt Giá

Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.

30/07/2014