Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên
Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.
Sau khi cùng chúng tôi thăm quan trại nuôi gà sao, chị Oanh tâm sự: Được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của trạm Khuyến nông huyện, tháng 5/2009 chị đã về Bắc Giang mua 1.000 con gà sao giống với giá 40 nghìn đồng một con để về nhân nuôi. Qua hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao của trạm Khuyến nông huyện và tài liệu kỹ thuật của nơi cung cấp giống, chị được biết thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc và ngô hạt ngoài ra cßn cần một lượng lớn thức ăn xanh như các loại rau, cỏ…
Vì vậy trước khi nuôi gà chị đã trồng 1.000 m2 cỏ VA06 nhằm cung cấp thức ăn xanh cho gà sao. Cũng theo chị Oanh, gà sao là gièng gà còn rất xa lạ đối với người dân địa phương, chúng có tiếng kêu như chim và bay rất khoẻ nên ban đầu mọi người còn hoài nghi về hiệu quả mô hình nuôi gà sao của gia đình chị như là một mô hình nuôi “chim trời”. Nhưng qua hơn 4 tháng nuôi cho thấy gà sao cũng dễ nuôi dân dã như gà ta, ngoài lúa, ngô, rau và cỏ các loại chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Hơn nữa gà sao có sức chống chịu cao đối với dịch bệnh.
Trong 1.000 con gà sao của chị Oanh chỉ bị chết có 7 con do kẹt chuồng còn ngoài ra chưa có biểu hiện nhiễm các loại bệnh trên gia cầm. Chị Oanh vui vẻ kể tiếp: Gà sao có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và có rất nhiều khách hàng tìm mua. Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được hơn 900 con, số còn lại được giữ làm giống cho lứa sau.
Qua hơn 4 tháng nuôi từ gà con đến xuất chuồng, gà sao trong mô hình của chị Oanh có trọng lượng trung bình từ 1,7- 2,0 kg/con. Víi gi¸ b¸n 100 ngh×n ®ång/kg nh hiÖn nay, nếu bán cả đàn thì số tiền thu được gần 180 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí số tiền lãi còn khoảng 100 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi gà sao của chị Oanh mỗi tháng cho thu nhập trên 20 triệu đồng. Với nguồn thu nhập trên chị Oanh dự định sẽ đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại để tăng số lượng đàn gà sao trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.
Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.
Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.
Từ việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cây đương quy, vụ đông xuân năm 2013 - 2014, huyện Bát Xát (Lào Cai) hỗ trợ 520 hộ dân ở 6 xã của huyện, gồm: Y Tý, Nậm Pung, Pa Cheo, Bản Xèo, Nậm Chạc, A Mú Sung mở rộng diện tích trồng cây dược liệu đương quy lên 36 ha.
Dù giữa trưa, trời nắng chang chang nhưng nhiều nông dân xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) vẫn ở ngoài ruộng chăm sóc và thu hoạch rau cải bắp, cải muối dưa. Những gương mặt mồ hôi đầm đìa vẫn cười tươi rói cho biết năm nay rau Xuân Đông trúng mùa.