Chống Rét Cho Cá Qua Đông

Hàng năm, cứ đến thời điểm cuối năm cá nuôi hay chết hàng loạt do thời tiết, gây thiệt hại cho người nuôi, ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường. Xin giới thiệu cùng bà con một số kỹ thuật chăm sóc cá cơ bản trong mùa lạnh.
Tăng cường dinh dưỡng và phòng bện
Ngay từ thời điểm hiện tại, nên tăng cường vỗ béo cho đàn cá vì khi vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cá ngừng ăn. Cho cá ăn đầy đủ thức ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là Vitamin C, nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cá, với lượng 50-100mg/kg thức ăn (10 ngày 1 lần). Đối với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp thì bổ sung Vitamin C là rất cần thiết (vì Vitamin C dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn).
Sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược như tỏi, vừa giúp cá tiêu hóa tốt khi nhiệt độ nước thấp lại vừa phòng ngừa một số bệnh nhiễm khuẩn. Cách dùng: Dùng 50g tỏi tươi giã lấy nước, trộn với thức ăn cho cá ăn, mỗi tuần cho ăn một lần để phòng bệnh.
Thông thường vào mùa đông, chỉ cho cá ăn trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều hoặc điều chỉnh theo nhiệt độ.
Giảm tác động xấu từ thời tiết
Giảm tác động từ môi trường cũng là cách tốt nhất để giữ cá qua mùa lạnh, cụ thể:
- Khi mùa đông đến, cần cấp nước cao hơn mực nước bình thường ít nhất từ 30-50cm. Những ao nuôi vùng núi có thể tận dụng những nguồn nước chảy từ khe núi, suối bổ sung cho ao và giữ ổn định nhiệt.
- Đào rãnh sâu dưới đáy ao (chiều rộng 0,8-1m, độ sâu > 50cm cho cá trú ẩn. Hoặc dùng rơm bó thành bó đóng xuống ao, thả bèo chiếm 2/3 diện tích mặt ao nhằm tạo chỗ trú ẩn cho cá, hoặc có thể dùng bạt che mặt ao khi thời tiết khắc nghiệt như sương muối, rét đậm, rét hại.
- Những lồng bè trên hồ chứa: di chuyển lồng vào nơi kín gió, di chuyển lồng bè đến chỗ nước sâu hơn… Lưu ý: Khi xây dựng ao hay chọn vị trí đặt lồng bè cần tránh những hướng gió mạnh.
- Nhiều địa phương có điều kiện có thể tận dụng nguồn nước nóng từ nhà máy nhiệt điện để lưu giữ cá qua đông.
Có thể bạn quan tâm

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.