Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.
Sau khi cùng chúng tôi thăm quan trại nuôi gà sao, chị Oanh tâm sự: Được sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của trạm Khuyến nông huyện, tháng 5/2009 chị đã về Bắc Giang mua 1.000 con gà sao giống với giá 40 nghìn đồng một con để về nhân nuôi. Qua hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao của trạm Khuyến nông huyện và tài liệu kỹ thuật của nơi cung cấp giống, chị được biết thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc và ngô hạt ngoài ra cßn cần một lượng lớn thức ăn xanh như các loại rau, cỏ…
Vì vậy trước khi nuôi gà chị đã trồng 1.000 m2 cỏ VA06 nhằm cung cấp thức ăn xanh cho gà sao. Cũng theo chị Oanh, gà sao là gièng gà còn rất xa lạ đối với người dân địa phương, chúng có tiếng kêu như chim và bay rất khoẻ nên ban đầu mọi người còn hoài nghi về hiệu quả mô hình nuôi gà sao của gia đình chị như là một mô hình nuôi “chim trời”. Nhưng qua hơn 4 tháng nuôi cho thấy gà sao cũng dễ nuôi dân dã như gà ta, ngoài lúa, ngô, rau và cỏ các loại chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Hơn nữa gà sao có sức chống chịu cao đối với dịch bệnh.
Trong 1.000 con gà sao của chị Oanh chỉ bị chết có 7 con do kẹt chuồng còn ngoài ra chưa có biểu hiện nhiễm các loại bệnh trên gia cầm. Chị Oanh vui vẻ kể tiếp: Gà sao có chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon nên bán được giá và có rất nhiều khách hàng tìm mua. Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được hơn 900 con, số còn lại được giữ làm giống cho lứa sau.
Qua hơn 4 tháng nuôi từ gà con đến xuất chuồng, gà sao trong mô hình của chị Oanh có trọng lượng trung bình từ 1,7- 2,0 kg/con. Víi gi¸ b¸n 100 ngh×n ®ång/kg nh hiÖn nay, nếu bán cả đàn thì số tiền thu được gần 180 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí số tiền lãi còn khoảng 100 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi gà sao của chị Oanh mỗi tháng cho thu nhập trên 20 triệu đồng. Với nguồn thu nhập trên chị Oanh dự định sẽ đầu tư mở rộng thêm diện tích chuồng trại để tăng số lượng đàn gà sao trong thời gian tới.
Related news

Đồng Hỷ là huyện miền núi có diện tích trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong đó diện tích trồng vải khoảng 835 ha và 290 ha nhãn. Cây vải chủ yếu là vải thiều Thanh Hà, thời vụ thu hoạch ngắn từ 15 – 30/6 hàng năm, giá bán thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cây nhãn chủ yếu là giống nhãn địa phương, trồng bằng hạt, chất lượng chưa được ngon, quả nhỏ, hạt to, cùi mỏng, năng suất thấp.

Ông Nguyễn Hữu Ánh, phó trưởng Trạm khuyến nông - lâm - ngư huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết để khắc phục tình trạng bị thoái hóa giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác, một nhóm kỹ sư của trạm đã nhân giống thành công chuối già lùn bằng phương pháp nuôi cấy mô. So với các loại giống chuối thông thường, chuối nuôi cấy mô có thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn, thu hoạch đại trà cả vườn một lần, năng suất cao...

Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi. Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp để tìm đầu ra cho nhung hươu.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.