Miếng bánh mắc ca không lớn

Hiện việc sản xuất mắc ca tập trung ở bảy quốc gia, gồm Úc, Nam Phi, Kenya, Mỹ, Malawi, Guatemala và Trung Quốc, chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tổng khối lượng mắc ca xuất khẩu trên thị trường thế giới (kể cả mắc ca nhân và mắc ca thô) năm 2007 là 36.600 tấn còn năm 2014 là 73.700 tấn; kim ngạch xuất khẩu, vì vậy, chỉ tăng từ 153 triệu đô la Mỹ lên gần 457 triệu đô la Mỹ.
Thị trường rất nhỏ này còn bị các “lái mắc ca” quốc tế, đặc biệt là Hồng Kông, buôn bán lòng vòng, làm cho khuếch đại lên.
Bảy quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu nhưng tổng sản lượng này chỉ chiếm 67,1% tổng khối lượng xuất khẩu trong năm 2014; 57,7% trong năm 2011; 72,9% trong giai đoạn 2007-2014. Trong tổng khối lượng gần 46.000 tấn mắc ca thô xuất khẩu được biết trên thị trường thế giới trong năm 2014, các “lái mắc ca” Hồng Kông đã chiếm gần 18.000 tấn, trong khi khối lượng nhập khẩu của họ chỉ là gần 21.000 tấn. Tức là có tới 85,8% khối lượng mắc ca thô Hồng Kông nhập về để xuất kiếm lời.
Nếu như năm 2007 mới chỉ có 55 quốc gia nhập khẩu mắc ca, thì năm 2012 con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt kỷ lục 103 thị trường. Tuy nhiên, năm thị trường nhập khẩu mắc ca lớn nhất năm 2013 gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản đã chiếm tới 78,6% kim ngạch nhập khẩu. 45 trong số 103 thị trường nhập khẩu nói trên có khối lượng nhập khẩu chỉ dưới một tấn.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, giá “của lạ” mắc ca ở thị trường nước ta đã bị đẩy lên quá cao, và do vậy, đương nhiên “vẽ” ra triển vọng “ảo” nếu phát triển ồ ạt cây trồng này.
Một tờ báo trong nước cho biết, ở thời điểm trước Tết Nguyên đán vừa qua, “giá loại quả mắc ca khô, còn vỏ cứng, chưa nứt khoảng 300.000-350.000 đồng/ki lô gam; loại còn vỏ nhưng đã làm nứt giá 400.000 đồng/ki lô gam, còn nhân đã được tách vỏ giá dao động 900.000-1.400.000 đồng/ki lô gam”.
Trong khi đó, các số liệu thống kê của Liên hiệp quốc đã công bố cho tới thời điểm này cho thấy, giá xuất khẩu bình quân của hơn 98.000 tấn mắc ca thô (mã HS080261) trên thị trường thế giới trong ba năm gần đây chỉ là 4,1 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ vào khoảng 90.000 đồng/ki lô gam, còn giá của hơn 63.000 tấn mắc ca nhân (mã HS080262) chỉ là 11,7 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ chưa tới 260.000 đồng/ki lô gam.
Tính toán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hiệp hội Mắc ca Úc cũng cho thấy những con số gần tương tự, nhưng có độ dao động rất mạnh.
Số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Liên hiệp quốc cũng cho thấy trong năm 2014, trong khi khối lượng mắc ca thô xuất khẩu tăng vọt 45,3% thì giá đã “rơi tự do” 18,5% xuống chỉ còn 3,74 đô la Mỹ/ki lô gam; khối lượng mắc ca nhân xuất khẩu tăng vọt 29,4% thì giá cũng giảm 16% xuống chỉ còn 10,3 đô la Mỹ/ki lô gam.
Mắc ca cũng không thoát khỏi tình trạng thăng trầm chung của các loại thị trường nông sản, thậm chí có những mặt có vẻ còn nặng nề hơn. Do vậy, có lẽ phát triển chậm loại cây này, vừa làm vừa thăm dò thị trường là chủ trương phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.

Được sự giới thiệu của anh Lê Đình Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Phan Rang Tháp Chàm, chúng tôi đến khu phố 6, phường Phủ Hà tìm gặp ông Lê Tấn Báu, nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của thành phố.