Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam
Mới đây, tại TP Cần Thơ, gần 100 đại biểu lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh ven biển có vùng nuôi tôm ở ĐBSCL và đại diện các DN chế biến XK thủy sản tham dự hội nghị “Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thương mại xuất nhập khẩu tôm của Việt Nam” do Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối phối hợp với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức.
Các DN chế biến thủy sản Việt Nam cho rằng, với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định: Đây sẽ là cơ hội để các DN thủy sản Việt Nam mở rộng và tiếp cận thị trường.
Theo bà Nguyễn Bích, chuyên gia VASEP, Việt Nam hiện đang đứng hàng đầu thế giới về giá trị XK tôm với 96 thị trường.
Trong đó, Mỹ (27%), EU (27%), Nhật (19%) là những thị trường trọng điểm. Chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện và được xem như là ưu điểm của ngành tôm Việt Nam.
Tốc độ XK tôm tăng đều đặn trong 10 năm qua đặc biệt là năm 2014 tăng nhanh do giá tôm tăng, trừ năm 2012 giảm do dịch bệnh EMS.
Mới đây (ngày 5/5), FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa được ký kết, mở ra được thị trường tiềm năng. Ngoài ra, FTA Việt Nam- EU được kỳ vọng sớm được ký kết và tạo ra động lực lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường EU.
Bên cạnh đó còn có một lợi thế không nhỏ, bà Bích cho rằng: Hiện nay công nghệ chế biến, trình độ nhân lực Việt Nam về tôm hơn hẳn so với các quốc gia sản xuất tôm trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có 12 DN được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP), đây là một tiêu chí cao nhất của BAP. Việt Nam cũng là nước có số DN lớn nhất trên thế giới đạt tiêu chuẩn này (Thái Lan có 7 DN, Trung Quốc và Ấn Độ có 2 DN...).
Thừa nhận đứng trước cơ hội, nhưng ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Minh Phú Group vẫn băn khoăn: DN vui mừng khi các hiệp định được ký kết, khi đó thuế giảm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy vậy, lợi thế nhiều nhưng bất lợi không ít.
Các DN XK tôm đang lo lắng như: Vai trò của Chính phủ, các bộ ngành can thiệp kịp thời khi phát sinh vấn đề vi phạm các cam kết đối với các nước tham gia hiệp định; vốn đầu tư để DN vượt qua các rào cản kỹ thuật, hạn ngạch và Luật Lao động và một số cơ chế chính sách của Việt Nam khiến DN gặp nhiều bất cập trong cách tính, quy định về chế độ, ngày giờ làm việc…
Có thể bạn quan tâm
Xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có lợi thế về những đồng cỏ tự nhiên và sản phẩm phẩm phụ dồi dào từ nông nghiệp như ngô, lạc, đậu đỗ… Trong những năm qua xã Tùng Vài đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình trong xã
Ngày 20.6, Hội ND huyện Tiên Phước tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017. Đây là huyện được Hội ND tỉnh Quảng Nam chọn làm điểm tổ chức đại hội khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.
Trong 3 tháng đầu năm nay, đã có trên 100 héc ta đất lúa ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc, Mỹ Thành Nam… của huyện Cai Lậy được bà con nông dân chuyển sang ươm cá tra giống, đó là thông tin được ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết tại buổi hợp báo về tình hình kinh tế - xã hội quí 1 vào chiều 11/4 tại Tiền Giang.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.