Miếng bánh mắc ca không lớn
Hiện việc sản xuất mắc ca tập trung ở bảy quốc gia, gồm Úc, Nam Phi, Kenya, Mỹ, Malawi, Guatemala và Trung Quốc, chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, tổng khối lượng mắc ca xuất khẩu trên thị trường thế giới (kể cả mắc ca nhân và mắc ca thô) năm 2007 là 36.600 tấn còn năm 2014 là 73.700 tấn; kim ngạch xuất khẩu, vì vậy, chỉ tăng từ 153 triệu đô la Mỹ lên gần 457 triệu đô la Mỹ.
Thị trường rất nhỏ này còn bị các “lái mắc ca” quốc tế, đặc biệt là Hồng Kông, buôn bán lòng vòng, làm cho khuếch đại lên.
Bảy quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới chiếm tới 94-97% tổng sản lượng toàn cầu nhưng tổng sản lượng này chỉ chiếm 67,1% tổng khối lượng xuất khẩu trong năm 2014; 57,7% trong năm 2011; 72,9% trong giai đoạn 2007-2014. Trong tổng khối lượng gần 46.000 tấn mắc ca thô xuất khẩu được biết trên thị trường thế giới trong năm 2014, các “lái mắc ca” Hồng Kông đã chiếm gần 18.000 tấn, trong khi khối lượng nhập khẩu của họ chỉ là gần 21.000 tấn. Tức là có tới 85,8% khối lượng mắc ca thô Hồng Kông nhập về để xuất kiếm lời.
Nếu như năm 2007 mới chỉ có 55 quốc gia nhập khẩu mắc ca, thì năm 2012 con số này đã tăng gần gấp đôi, đạt kỷ lục 103 thị trường. Tuy nhiên, năm thị trường nhập khẩu mắc ca lớn nhất năm 2013 gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản đã chiếm tới 78,6% kim ngạch nhập khẩu. 45 trong số 103 thị trường nhập khẩu nói trên có khối lượng nhập khẩu chỉ dưới một tấn.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, giá “của lạ” mắc ca ở thị trường nước ta đã bị đẩy lên quá cao, và do vậy, đương nhiên “vẽ” ra triển vọng “ảo” nếu phát triển ồ ạt cây trồng này.
Một tờ báo trong nước cho biết, ở thời điểm trước Tết Nguyên đán vừa qua, “giá loại quả mắc ca khô, còn vỏ cứng, chưa nứt khoảng 300.000-350.000 đồng/ki lô gam; loại còn vỏ nhưng đã làm nứt giá 400.000 đồng/ki lô gam, còn nhân đã được tách vỏ giá dao động 900.000-1.400.000 đồng/ki lô gam”.
Trong khi đó, các số liệu thống kê của Liên hiệp quốc đã công bố cho tới thời điểm này cho thấy, giá xuất khẩu bình quân của hơn 98.000 tấn mắc ca thô (mã HS080261) trên thị trường thế giới trong ba năm gần đây chỉ là 4,1 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ vào khoảng 90.000 đồng/ki lô gam, còn giá của hơn 63.000 tấn mắc ca nhân (mã HS080262) chỉ là 11,7 đô la Mỹ/ki lô gam, tức là chỉ chưa tới 260.000 đồng/ki lô gam.
Tính toán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hiệp hội Mắc ca Úc cũng cho thấy những con số gần tương tự, nhưng có độ dao động rất mạnh.
Số liệu thống kê (chưa đầy đủ) của Liên hiệp quốc cũng cho thấy trong năm 2014, trong khi khối lượng mắc ca thô xuất khẩu tăng vọt 45,3% thì giá đã “rơi tự do” 18,5% xuống chỉ còn 3,74 đô la Mỹ/ki lô gam; khối lượng mắc ca nhân xuất khẩu tăng vọt 29,4% thì giá cũng giảm 16% xuống chỉ còn 10,3 đô la Mỹ/ki lô gam.
Mắc ca cũng không thoát khỏi tình trạng thăng trầm chung của các loại thị trường nông sản, thậm chí có những mặt có vẻ còn nặng nề hơn. Do vậy, có lẽ phát triển chậm loại cây này, vừa làm vừa thăm dò thị trường là chủ trương phù hợp.
Related news
Với những ưu điểm nổi trội như tránh được bệnh tật, chất thải tự tiêu, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí đầu vào, tận dụng sản phẩm phụ tạo nguồn phân bón hữu cơ an toàn phục vụ cho sản xuất trồng trọt… mô hình đệm lót lên men được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh triển khai, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi.
Thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện nay dịch cúm A/H5N1 đang xảy ra trên đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; dịch cúm A/H5N6 cũng đang xảy ra trên đàn chim cút tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Cây bạc hà thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, bạc hà chịu bóng râm mát, rất dễ trồng, ít sâu bệnh gây hại, tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế nông hộ, cứ 20 ngày cây bạc hà cho thu hoạch 1 lần, sản lượng thu hoạch từ 400 - 500 kg, thương lái đến tại vườn mua giá dao động từ 1.500 - 6.000 đồng/kg.
Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.
Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.