Mía Chục Đầu Vụ Được Giá
Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.
Điều bà con phấn khởi lúc này là mía chục vào đầu vụ đang bán được giá cao. Hiện thương lái mua mía tại ruộng có giá 28.000 đồng/chục (12 cây), tăng 2.000 đồng/chục so với cùng kỳ.
Đang đếm từng bó mía cho thương lái, anh Lý Hoàng Anh, ở ấp Phó Đường, xã Tân Phước Hưng, cho biết: “Gia đình tôi đã thu hoạch gần 6/8 công mía. Do thời tiết năm nay thuận lợi nên năng suất mía đạt tương đối khá, khoảng 700 bó/công (1 bó 12 cây), với giá bán 28.000 đồng/chục, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi thu được lợi nhuận gần 6 triệu đồng/công”.
Theo nông dân trồng mía, mức giá trên chỉ áp dụng cho những ruộng mía tốt, còn ruộng mía nào kém chất lượng thì thương lái không mua chục mà chuyển sang cân ký, với giá 1.000-1.100 đồng/kg (tương đương cùng kỳ). Chính vì vậy, những bà con có tập quán bán mía chục đang o bế từng cây mía với hy vọng bán được mía chục để tăng lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm
Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.
Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.
Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.
Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.