Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.
Tính đến nay, vùng tôm lúa Mỹ Xuyên đã lắp lại cây lúa trên nền ao nuôi tôm được 10.017 ha, chiếm 91% kế hoạch là 10.500 ha. Trước xu thế phát triển mạnh của tôm thẻ chân trắng đã kéo giảm diện tích luân canh tôm lúa của địa phương những năm gần đây, tuy nhiên phần lớn nông dân vẫn thấy được lợi ích của mô hình canh tác tổng hợp này.
Ông Trần Văn Chính, người dân địa phương cho biết: “Ở đây bà con không bỏ tôm – lúa. Cho dù thế nào bà con cũng phải làm lúa vì nuôi hết vụ này đến vụ khác thì khó lắm, môi trường nước, đất xuống cấp. Qua nhiều năm rồi, chúng tôi cũng thấy được tính bền vững của mô hình tôm - lúa này”.
Trước tình hình nuôi tôm khó khăn trong những năm gần đây thì Mỹ Xuyên đã khẳng định được tính hiệu quả của vùng luân canh tôm – lúa bền vững. Huyện đã có Nghị Quyết chuyên đề về phát triển tôm – lúa, vì đây là vùng đa dạng sinh học, có những tiềm năng, lợi thế rất quan trọng đối với địa phương.
Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Mỹ Xuyên có 18.000 ha nuôi tôm, nếu ứng dụng tôm lúa thì khoảng 12.500 ha thì giá trị rất lớn khi phát triển cây lúa. Mà có tối thiểu thì chúng tôi cũng duy trì trên 10.000 ha tôm lúa bền vững.
Cây lúa ở đây là cây lúa đặc sản ST và thực hiện theo quy trình GAP, GlobalGAP, vấn đề này chúng tôi cũng đã thành công ở HTX tôm – lúa Hòa Lời trong năm qua và hướng tối đây chúng tôi sẽ phát huy. Chúng tôi xác định đây là vùng canh tác lúa chất lượng cao, vùng canh tác đa dạng sinh thái. Đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của chúng tôi đối với vùng này”.
Việc duy trì vùng tôm – lúa bền vững để phát triển kinh tế tổng hợp từ con tôm, cây lúa, cây màu và các loài thủy sản khác sẽ giúp thu nhập của nông dân cao hơn gấp đôi so với vùng chuyên lúa. Điều này luôn được Mỹ Xuyên chú trọng để tạo đà phát triển vững chắc cho huyện nhà.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.

Hiện nông dân ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thu hoạch rộ dưa hấu. Theo nhiều người trồng dưa, chưa có năm nào dưa hấu giữ giá ổn định lâu như năm nay. Được mùa, được giá người trồng dưa ai nấy đều có chung tâm trạng phấn khởi.

Người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt mức cho phép, gây ngộ độc...

Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.

Thời gian gần đây, vào một số nhà hàng ở TP Vinh (tỉnh Nghệ An) thực khách được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cây măng tây. Người thưởng thức rất ngạc nhiên khi biết món ăn có nguồn gốc từ các nước Âu - Mỹ này lại được trồng ngay chính trên đất Nghệ An và một số địa phương khác. Tại Nghệ An, chỉ sau hơn một năm du nhập, cây măng tây đã thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây và đang hứa hẹn mang lại thu nhập cao.