Mía Cháy, Nông Dân Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Tại Phú Yên
Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Tận dụng diện tích đất trống sau khai thác, trước khi chờ thời gian trồng vụ tràm mới, nhiều hộ dân trên lâm phần rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau) trồng vụ lúa thần nông (gọi là vụ lúa lỡ) để kiếm thêm thu nhập, hiện lúa đã đến ngày thu hoạch.
Từ lâu hành tăm đã là cây trồng truyền thống của nông dân Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng nay hành tăm đang là cây trồng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông ở đây, đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè đang bước vào thu hoạch lúa thu đông sớm 2015. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, đến nay nông dân các địa phương đã thu hoạch khoảng 15.000 ha, đạt 17% diện tích xuống giống, năng suất trung bình 5,29 tấn/ha.