Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.
Công ty TNHH Thông Thuận được thành lập vào tháng 8-1999, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với hoạt động chuyên ngành: sản xuất tôm sú giống, gạch tuy-nen, muối, nuôi tôm thương phẩm.
Cuối năm 2009, Công ty xuất nhập khẩu Ninh Thuận giải thể và chuyển nhượng lại nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 1 cho Công ty TNHH Thông Thuận.
Sau khi tiếp quản, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sản phẩm bảo đảm chất lượng quốc tế sang các nước, như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ,…
Công ty được Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài, nên tháng 9-2010, Công ty đã đầu tư 13 triệu USD (270 tỷ VNĐ) khởi công xây dựng nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 trên diện tích 3,5 ha, lắp dây chuyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay, gồm: hệ thống lạnh trung tâm Amoniac với quy mô 18 máy nén lạnh liên hoàn, bốn băng chuyền cấp đông IQF siêu tốc có công suất 750kg sản phẩm/giờ, năm tủ đông tiếp xúc 1.500 kg mẻ/hai giờ, hai tủ cấp đông gió nhanh có công suất 300kg/giờ, một hầm đông gió có công suất 5.000kg/mẻ, một kho lạnh với âm 23 độ C, có sức chứa 3.000 tấn thành phẩm.
Với năng lực của nhà máy cùng với việc chủ động nguồn nguyên liệu hơn một nghìn ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ Cần Thơ đến Ninh Thuận, Công ty TNHH Thông Thuận sẽ áp dụng phương thức sản xuất theo quy trình khép kín từ nuôi cho đến chế biến các loại thành phẩm, như: Tôm Sushi, tôm cook và bil, tôm tẩm bột… mỗi năm khoảng 6.500 tấn các loại sản phẩm để xuất khẩu, ước tính giá trị sản xuất đạt từ 70 đến 80 triệu USD/năm.
Nhà máy đi vào hoạt động, đã giải quyết việc làm ổn định cho 2.500 lao động tại Ninh Thuận, nâng tổng số lao động của cả hai nhà máy chế biến tôm xuất khẩu lên 3.500 người.
Tại buổi lễ khánh thành, Công ty TNHH Thông Thuận cũng đã trao tặng cho Quỹ Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Vì người nghèo xã Thành Hải số tiền 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.

Hiện con cá tra chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, chỉ sau con tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành hàng này vẫn đối mặt với tình trạng liên kết chuỗi lỏng lẻo; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát; sản phẩm đơn điệu; thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi...

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….