Mía Cháy, Nông Dân Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Tại Phú Yên
Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây.
Trong đó, vào ngày 27/2, tại các xã Sơn Phước và Suối Bạc (Sơn Hòa) xảy ra vụ cháy 21ha mía của 12 hộ dân. Tiếp đó, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 28/2, gần 13ha mía của 7 hộ dân ở thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang cũng bị cháy rụi, mỗi hộ thiệt hại từ 2-4ha.
Theo những nông dân trồng mía ở huyện Sơn Hòa, cây mía phát triển và cho năng suất liên tục trong vòng từ 3 - 4 năm sau đó nên sau khi thu hoạch, người ta thường đốt lá mía để phát triển vụ mía tiếp sau hoặc đốt kiến vàng bán cho các tiểu thương làm muối ớt kiến vàng. Điều này dễ gây cháy lan trên những diện tích mía chưa được thu hoạch. Thêm vào đó, thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay cũng làm cây mía nhanh bị khô, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, cũng như dẫn đến tình trạng cháy mía.
Được biết, niên vụ mía 2012-2013, bà con nông dân huyện Sơn Hòa phát triển hơn 10.000ha. Để phòng chống cháy mía đang được ngành chức năng và bà con nông dân triển khai, tìm giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng cháy mía, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân “tự phòng, tự chống” và có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản của gia đình.
Related news
Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
Nhiều thương lái và doanh nghiệp cho biết không đủ lực để mua trực tiếp lúa của nông dân, nhất là trong bối cảnh diện tích lúa manh mún với nhiều giống lúa khác nhau, nên phải thông qua “cò” lúa để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, huyện có hơn 72 vựa chuyên thu mua cam, bưởi. Sức tiêu thụ của các vựa này có thể đạt 100 tấn/ngày. Cái khó lớn nhất của các vựa hiện nay là tuyến đường giao thông không thuận tiện. Tại tuyến đường nối trung tâm huyện Châu Thành về xã Đông Phước có không dưới 20 vựa trái cây.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nguyễn Văn Đồng thông tin: Có thể nói, năm vừa qua là năm khá thành công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, trên 3,3%, trong đó cây lúa góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển chung của tỉnh.