Long Kiến (An Giang) Góp Vốn Nuôi Bò

Bí thư Đảng ủy xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) Lê Hùng Cường cho biết, nhằm giúp người nghèo có thêm cơ hội làm ăn thoát nghèo, Đảng ủy xã vận động cán bộ địa phương góp vốn giúp người dân chăn nuôi bò.
Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.
Hiện tại, thịt bò 180 ngàn đồng/kg, trừ chi phí đầu tư bò giống 22 triệu đồng, người nuôi thu lợi nhuận 50 triệu đồng/con.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.

Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng