Giá lúa, gạo đang tăng
Cụ thể, giá gạo xuất khẩu loại 25% tấm của Việt Nam vào ngày 19-10 đã tăng lên ở mức 345 - 355 USD/tấn, gạo 5% tấm được giao dịch ở mức 365 - 375 USD/tấn.
Cả 2 loại gạo xuất khẩu này đều tăng 10 USD/tấn so với ngày 15-10. Thương lái thu mua lúa, gạo ở chợ gạo Bà Đắc (xã An Cư, huyện Cái Bè).
Theo các thương lái kinh doanh lúa gạo ở khu vực chợ gạo Bà Đắc (một trong những chợ chuyên kinh doanh lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), thị trường lúa gạo đang khá sôi động, với giá lúa, gạo đều tăng mạnh.
Cụ thể, hiện giá lúa khô tại kho loại thường từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa hạt dài từ 5.300 - 5.400 đồng/kg.
Hiện giá gạo thành phẩm 5% tấm từ 7.500 - 7.600 đồng/kg, gạo 15% tấm từ 7.350 - 7.450 đồng/kg và gạo 25% tấm từ 7.100 - 7.200 đồng/kg.
So với cuối tháng 9-2015, giá lúa nguyên liệu đã tăng từ 100 - 200 đồng/kg, giá gạo thành phẩm tăng từ 300 - 450 đồng/kg.
Theo các chủ ghe chuyên đi thu mua lúa ở chợ gạo Bà Đắc, lúa càng lên giá càng khó mua, do tâm lý nông dân chờ giá lên thêm.
Hiện nay, bất ngờ nhất là lúa IR50404 được tiêu thụ mạnh.
Tại Cần Thơ, thương lái thu mua lúa tươi IR 50404 với giá từ 4.200 - 4.300 đồng/kg, lúa khô từ 5.100 - 5.300 đồng/kg.
Bên cạnh đó, các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 2517 cũng tăng giá, lúa tươi từ 4.500 - 4.800 đồng/kg, lúa khô từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 15-10-2015, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống vụ hè thu năm 2015 được 1,668 triệu ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch; thu hoạch khoảng 1,650 triệu ha, với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng đạt 9,32 triệu tấn lúa.
Đối với vụ thu đông 2015, khu vực này đã xuống giống 800.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 270.000 ha, với năng suất 5 tấn/ha, sản lượng đạt 1,35 triệu tấn lúa.
Theo dự báo của giới kinh doanh lúa gạo, tiếp theo hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines, gạo Việt Nam lại trúng thầu xuất khẩu sang Indonesia 1 triệu tấn, mở ra cơ hội xuất khẩu tăng trở lại từ nay đến vụ đông xuân 2015 - 2016.
Trong khi đó, nguồn cung lúa vụ thu đông đang giảm dần do thu hoạch cuối vụ và giá lúa sẽ tiếp tục có lợi cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7/8/2014 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc Tổng thống Obama trực tiếp chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành (Task Force)
Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.
Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.
Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.