Dịch tai xanh gây thiệt hại nặng nề
Dịch tai xanh đang tấn công đàn lợn tại xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề.
Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tai xanh.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Hà (trú xóm 8, xã Hưng Mỹ) với các triệu chứng: bỏ ăn, sốt cao.
Bà Hà mua thuốc về tiêm cho đàn lợn nhưng không có kết quả nên báo chính quyền địa phương. “Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm cho thấy, đàn lợn bị dịch heo tai xanh.
Chúng tôi đã bàn giao 31 con lợn để cơ quan chức năng tiêu hủy.
Bao công sức, tiền của bỗng chốc đội nón ra đi hết.
Dịch bệnh quái ác này đã cướp của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng”, bà Hà buồn bã nói.
Gia đình anh Trần Văn Châu (xóm 4B, xã Hưng Mỹ) cũng phải tiêu hủy 18 con lợn chuẩn bị xuất chuồng.
“Dịch bệnh khiến tôi mất trắng cả lứa lợn.
5 con lợn còn lại chưa có biểu hiện dịch đã được tiêm phòng vắc xin nhưng tôi thấp thỏm đứng ngồi không yên.
Nếu chúng tiếp tục mắc bệnh nữa, gia đình tôi không biết sống ra sao đây”, anh Châu chán nản.
Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 3 xóm thuộc xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên) và có gần 200 con lợn bị phải tiêu hủy.
Chi cục thú y đã cấp 2.000 liều vắc xin, 260 lít hóa chất Bencocid và 5 máy phun thuốc động cơ cho người dân để khống chế dịch.
Hơn 1.100 con lợn trên địa bàn xã Hưng Mỹ đã được tiêm vắc xin. Ông Nguyễn Như Mai, Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ cho biết, để phòng ngừa dịch lịch lây lan, địa phương đã mua 2 tấn vôi bột rải ở các ngả đường và cung cấp cho người dân rắc xung quanh khu vực chuồng trại.
“Chúng tôi đã lập 4 chốt chặn, cắt cử người trực 24/24 giờ, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào vùng dịch”, ông Mai nói.
Có thể bạn quan tâm
Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.