Lợi Nhuận Kép

Nông dân xã Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) khấm khá hơn nhờ mô hình trồng 1 vụ lúa + nuôi 1 vụ thủy sản (tôm sú, cua biển, tép bạc đất), lợi nhuận khoảng 70 - 100 triệu đồng/ha/năm.
Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.
Phong trào trồng lúa trên đất nuôi thủy sản nước lợ ở Long Hòa phát triển từ năm 2000 đến nay. Cứ đến mùa nước ngọt về bà con lại tranh thủ làm 1 vụ lúa, sau đó nuôi 1 vụ thủy sản. Trồng lúa vừa có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/ha vừa để xử lý môi trường trên đất nuôi tôm. Bà con ở đây cho biết, trồng lúa trên nền đất nuôi tôm chi phí thấp, chỉ khoảng một nửa so với làm lúa chuyên canh.
Theo kinh nghiệm của nông dân ở đây, lúc nào trong ô bao nước cũng phải giữ ngập chân lúa từ 2 - 3 tấc để cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên như tép bạc đất, cua biển, cá... sinh sôi phát triển. Năng suất lúa trồng trên đất nuôi thủy sản đạt khoảng 6 tấn/ha. Thu hoạch lúa xong, bà con tiến hành vệ sinh ô bao chờ nước mặn về để thả tôm sú, cua biển. Mô hình 1 vụ lúa + 1 vụ thủy sản nước lợ mang lại nguồn thu nhập rất ổn định cho bà con nơi đây.
Gia đình ông Trường có 2 ha ruộng nuôi thủy sản nước lợ, cứ đến mùa nước ngọt về lại tranh thủ xuống giống 1 ha lúa giống ST5 và nuôi cá, tép, cua tự nhiên. “Trồng lúa ST5 lãi cao lắm. Thu hoạch 6 tấn, trữ lại 1 tấn, bán 5 tấn thu lãi hơn 30 triệu đồng. Thu hoạch lúa xong, làm vệ sinh ô ao chờ nước mặn về thả tôm sú, cua biển nuôi quảng canh cải tiến”, ông Trường cho biết.
Ông Trần Văn Khiêm, ấp Bùng Binh, xã Long Hòa cho biết: “Trồng lúa không sử dụng thuốc BVTV, khi thu hoạch trữ gạo để ăn đến mùa giáp hạt năm sau. Nông dân Long Hòa hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV”.
Ông Nguyễn Văn Tình, cùng ấp Bùng Binh canh tác 8 ha đất trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản nước lợ, chia sẻ: “Mô hình trồng lúa, nuôi thủy phát triển rất bền vững hơn 10 năm qua. Tôi làm 4 ha lúa, đến cuối tháng 11/2014 là thu hoạch. Tổng lợi nhuận thu về từ cây lúa và nuôi thủy sản được hơn 300 triệu đồng/năm".
Còn ông Lê Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Long Hòa cho biết: "Toàn xã Long Hòa có 1.700 ha đất SX nông nghiệp và nuôi thủy sản. Long Hòa nằm ngay cửa sông Cổ Chiên. Hằng năm, vùng đất này phải chịu ảnh hưởng khoảng 8 tháng mặn bao vây. Tuy nhiên, từ khi phát triển được mô hình trồng lúa, nuôi thủy sản nước lợ thì đời sống nông dân đỡ hơn".
Thông thường, cuối tháng 11/2014 là bà con nơi đây bước vào thu hoạch lúa, năng suất năm nay ước đạt 5,2 - 5,3 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 6 tấn/ha. Tính ra trồng lúa trên đất nuôi tôm quảng canh cải tiến thu lãi bình quân từ 30 triệu đồng/ha, cao hơn lúa chuyên canh khoảng 10 triệu đồng/ha.
Đặc biệt, cây lúa trồng trên đất nuôi giúp cải tạo môi trường để nuôi thủy sản rất tốt, hạn chế tối đa dịch bệnh. Lợi nhuận từ trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt từ 60 - 70 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 100 triệu đồng/ha. Đây là mô hình mang lại lợi nhuận kép cho nông dân.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/loi-nhuan-kep-post135187.html
Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.

Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…

Ông Võ Thành Dương cho rằng, thực trạng hàng gian, hàng nhái khiến mọi người bất bình; nhưng nếu nhìn nhận, đặt vấn đề một cách đánh đồng thì hậu quả thật khó lường. Ông Dương chỉ ra rằng, bài báo dẫn chứng việc nông dân trồng rau bên ngoài, cạnh một nhà lồng với mục đích trộn rau thường vào rau chuẩn VietGAP.

Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.