Thức ăn cho bò đắt hàng

Theo một số doanh nghiệp (DN) chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc, không thiếu cơ hội phát triển thị trường cho dòng sản phẩm thức ăn này. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
* Có thể bán nội địa
Ông Hồ Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Vài tháng trở lại đây, nhà máy phải hoạt động tăng công suất vì ngoài thị trường xuất khẩu, chúng tôi đã có một số đơn hàng từ các trang trại nuôi bò Úc trong nước.
Tuy các đơn hàng DN cung cấp cho thị trường nội địa chỉ mới bằng khoảng 1/4 sản lượng xuất khẩu, nhưng vẫn là tín hiệu vui cho nhà sản xuất”. Hiện Việt Nông Lâm đang trong giai đoạn củng cố lại nhà máy theo hướng đầu tư thêm máy móc, công nghệ nhằm sản xuất theo hướng công nghiệp với quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu thị trường của dòng sản phẩm còn rất giàu tiềm năng này.
Đồng Nai đã hình thành được những vùng chuyên canh cây bắp với diện tích lớn, điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi để phát triển vùng cỏ làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác đang thu hút DN quan tâm đầu tư.
Nhiều DN nước ngoài cũng đang tìm hiểu và triển khai một số dự án đầu tư vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc từ cỏ và cây bắp, như: dự án hợp tác với DN Hàn Quốc phát triển vùng cỏ nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn đại gia súc tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Agropark (huyện Xuân Lộc); dự án hợp tác giữa Khu công nghệ cao chuyên ngành sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) và DN Nhật Bản phát triển giống cây siêu cao lương...
Hiện Đồng Nai đang trồng thử nghiệm giống cây siêu cao lương tại 2 huyện Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.
* Tăng sức cạnh tranh
Công ty TNHH Bình Phú, đơn vị đầu tư nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế phẩm nông nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, hiện đang cung cấp ra thị trường 10 mặt hàng thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu chính là cây bắp. DN này đang điều chỉnh lại quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm với những tiêu chuẩn khắt khe hơn theo yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.
Đại diện Công ty TNHH Bình Phú chia sẻ: “Áp lực cạnh tranh trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng lớn. Khó khăn nhất là bị sức ép cạnh tranh về thị trường xuất khẩu từ các nước lân cận, như: Philippines, Indonesia...
Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, thì nay 100% sản lượng đều xuất sang Nhật Bản vì thị trường này ổn định hơn. Đơn vị đang tiếp tục làm việc thêm với nhiều DN Nhật Bản để tăng đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này”.
Ông Hồ Sáu cũng cho rằng, ngay tại thị trường nội địa cũng đang diễn ra cuộc chạy đua khá căng thẳng vì ngày càng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn đại gia súc chứ không chỉ có một vài đơn vị như trước. Chính vì vậy, ngoài việc đầu tư cải tiến chất lượng thì sự đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu là vấn đề DN phải luôn nghĩ tới.
Theo ông Hồ Sáu, ngoài thức ăn thô, khoảng 1 năm trở lại đây DN đã sản xuất thêm dòng thức ăn tinh với nguyên liệu chính là hạt bắp. Với dòng sản phẩm mới này, DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu với đơn hàng đều đặn quanh năm chứ không mang tính thời vụ như sản xuất thức ăn thô thường tập trung vào mùa thu hoạch bắp như trước.
Ông Hồ Sáu cho biết: “Tôi đang nghiên cứu tìm công thức chế biến thức ăn chăn nuôi từ cây siêu cao lương, một giống mới đang được trồng thử nghiệm tại Đồng Nai. Đây là nguồn nguyên liệu rất tốt trong chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là với con bò sữa. Ngành nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh nên tôi muốn tiếp cận thêm thị trường giàu tiềm năng này”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.