Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ra chỉ thị về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực phía Nam.
Điều này không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm phương hại đến sản xuất chăn nuôi cả nước, trong lúc sức ép của các loại thực phẩm ngoại đang ngày một gia tăng.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương khẩn trương tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng. Thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính các đối tượng vi phạm bởi hành vi dùng chất cấm này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành vi phi đạo đức phải bị tố giác và tẩy chay.
Về việc kiểm tra ở địa phương, tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.
Các lò mổ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Các chợ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.
Định kỳ ngày 25 hằng tháng, tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn gửi Cục Chăn nuôi tập hợp báo cáo Bộ và Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Có thể bạn quan tâm
Người tiêu dùng đang phải bỏ ra khoảng 220.000 đồng để mua 1 kg tim lợn tươi sống. Nhưng rất có thể, nó đã bị trộn, thay thế bởi những quả tim đông lạnh nhập khẩu với mức giá siêu rẻ, được giao buôn tại các chợ lớn chỉ 30.000 – 37.000 đồng/kg.
Sau loạt bài điều tra, phản ánh đơn thư bạn đọc về việc Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng tranh chấp đất canh tác của người dân xã Tử Đà (Phù Ninh), vừa qua, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định đình chỉ làm rõ việc này.
Trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu điện thoại các loại & linh kiện đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch, đạt 20,18 tỷ USD.
Theo nguồn tin từ Philippines, trong phiên đấu thầu ngày 17/9, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines với giá 426,6 USD/tấn so với giá của NFA đưa ra là 426,83 USD/tấn.
Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế toàn cầu do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, ngành nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang đứng trước một kỷ nguyên hỗn loạn hơn và ít lực đỡ hơn.