Xuất hiện loại bệnh lạ trên đàn heo xã Tân Hà
Tuy nhiên, để tránh lây lan, cơ quan chuyên môn của tỉnh và của huyện Lâm Hà đã hướng dẫn hộ nông dân này các biện pháp phòng chống tổng hợp, tiêu độc khử trùng, khoanh vùng khống chế bệnh.
Hiện tại, bệnh đã được khống chế; tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, vì đây là loại bệnh có biểu hiện không giống như các bệnh thông thường trên đàn heo nên cán bộ chuyên môn sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh để đề ra cách phòng trừ hiệu quả.
Trước đó - trong tháng 7/2015, cũng tại xã Tân Hà, trên đàn heo của một hộ chăn nuôi tại thôn Liên Trung cũng đã xuất hiện một loại bệnh mà cơ quan chuyên môn gọi là “nghi tai xanh”. Cơ quan chức năng của huyện Lâm Hà đã can thiệp kịp thời (tiêu hủy 80 con trên tổng đàn khoảng 100 con) nên bệnh “nghi tai xanh” trên đàn heo của hộ nông dân này không phát tán ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.
Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Bí xanh được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển lá xanh sáng, mặt lá bóng, ngọn nở, thân lá phát triển cân đối, tuổi thọ lá cao và rất ít sâu bệnh.
Việt Nam đã chính thức xuất khẩu gạo từ năm 1989, nhưng cho đến nay vẫn chưa có... thương hiệu - đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn thua kém các nước khác, thậm chí cả nước mới tham gia xuất khẩu là Campuchia.