Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây

Lộc Bình Vào Vụ Khoai Tây
Ngày đăng: 25/12/2013

Lộc Bình là địa phương có diện tích trồng khoai tây vụ đông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Đi dọc Quốc lộ 4B về Lộc Bình những ngày này, trải dài trên các cánh đồng từ xã Xuân Lễ đến xã Yên Khoái là cảnh bà con đang tấp nập cày, cuốc, xuống giống khoai tây. Đã thành truyền thống, vụ đông luôn được nông dân nơi đây chờ đợi, bởi đây là vụ cho thu nhập cao nhất trong năm.

Năm nay, nông dân xã Bằng Khánh, một trong những địa phương có diện tích khoai tây vụ đông lớn nhất huyện, xuống giống trên 30ha. Như đã thành nếp, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân trong xã bắt tay vào làm đất, trồng khoai tây vụ đông với phương châm “lúa thu hoạch đến đâu, làm đất trồng khoai tây đến đó”. Ở Bằng Khánh, nhà ít cũng trồng 1 - 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nhiều trồng 4-5 sào khoai tây.

Trên cánh đồng thôn Bản Tẳng, chúng tôi gặp anh Hoàng Thanh Tùng đang miệt mài vun luống trồng khoai tây. Anh Tùng cho biết: “Vụ đông nào gia đình cũng trồng khoai tây, riêng vụ này tôi xuống giống 5 sào. Khoai tây trồng sau 3 tháng là cho thu hoạch, sản phẩm được thương lái thu mua tận ruộng nên trừ chi phí, mỗi sào thu lãi 3 - 4 triệu đồng. Năm ngoái gia đình trồng 3 sào, thu lãi 10 triệu đồng”.

Tại xã Yên Khoái, những năm trước, bà con chưa có phong trào làm vụ đông nên ruộng thường bỏ không. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ tham gia trồng khoai tây vụ đông. Hiện, trên khắp các cánh đồng của xã, không khí sản xuất khá sôi động. Người cày bừa, người lên luống để xuống giống khoai tây cho kịp lịch thời vụ.

Chị Hoàng Thị Hoa (thôn Long Đầu) cho biết: “Đây là năm thứ ba gia đình trồng khoai tây vụ đông. Nhờ khoai tây mà gia đình có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Hiện, gia đình đang tập trung nhân lực để làm đất trồng 3 sào khoai tây, nếu thuận lợi thì vụ đông này có thu khoảng 10 triệu đồng”.

Năm 2013, Lộc Bình đặt mục tiêu trồng khoảng 500ha khoai tây vụ đông. Khoai tây hiện là cây chủ lực trong vụ đông của huyện. Để đảm bảo việc sản xuất đạt hiệu quả, tránh thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh, trước khi vào vụ, chính quyền huyện Lộc Bình chỉ đạo các ngành chức năng sát sao, bám sát đồng ruộng; hướng dẫn nông dân trong từng khâu sản xuất.

Ngoài ra, huyện còn lên kế hoạch, quy hoạch vùng trồng cây vụ đông; tuyên truyền, vận động tới từng xã, thôn, xóm, hộ gia đình chủ động từ khâu làm đất, giống, phân bón; hướng dẫn bà con sau khi trồng phun phòng bệnh định kỳ, đồng thời đảm bảo nước tưới để cây khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.

Vì thế, diện tích khoai tây của huyện luôn giữ ở mức ổn định, ngày càng khẳng định hiệu quả kinh tế bởi đây là loại cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với đồng đất địa phương, ít sâu bệnh, cho năng suất cao lại dễ tiêu thụ. Trung bình mỗi sào khoai tây đạt năng suất 4 - 5 tạ củ thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi 3 - 4 triệu đồng.

Hiện, 27/27 xã của huyện Lộc Bình đều trồng khoai tây vụ đông, tạo thành phong trào rộng khắp, điểm sáng về trồng cây vụ đông của tỉnh Lạng Sơn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Ba Ba Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Ba Ba

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

14/06/2013
Hoa Quả Rộ Mùa Nhưng... Lại Rớt Giá Hoa Quả Rộ Mùa Nhưng... Lại Rớt Giá

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

14/06/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống” Hiệu Quả Bước Đầu Của “Cánh Đồng Một Giống”

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

14/06/2013
Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng Thâm Canh Sản Xuất Lúa Nước Ở Xã Phước Thắng

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

14/06/2013
Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên Mô Hình Nuôi Gà Sao Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Vị Xuyên

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

14/06/2013