Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao

Bà con đã chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật của Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn hướng dẫn. Ngoài thức ăn tinh, chủ hộ tự bổ sung thêm thức ăn như cỏ, rơm, cám, phụ phẩm lấy từ chợ…
Với thời gian vỗ béo ngắn, kỹ thuật nuôi đơn giản dễ áp dụng, sau 3 tháng nuôi trọng lượng của bò tăng 20 - 35kg, lãi khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/con; riêng hộ bà Trần Thanh Hà, ở thôn Hội Lợi, sau 3 tháng nuôi vỗ béo, bò tăng trọng 35kg, lãi gần 5 triệu đồng.
Từ thành công của mô hình, Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn đề nghị các chủ hộ tiếp tục nuôi bò vỗ béo, áp dụng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để là nơi trao đổi và hướng dẫn cho các hộ khác nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế đang là nỗi lo của ngư dân lẫn chính quyền các địa phương ven biển. Quảng Nam đã kiến nghị Trung ương sớm triển khai các dự án phát triển hạ tầng, trong đó việc xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần là rất bức thiết…

Hiện nay, trên địa bàn các xã Đắc Tôi, La Dêê, Đắc Pre, Chà Vàl và xã Zuôih (Nam Giang) xảy ra dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc với 126 con mắc bệnh

Phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và quê hương; Gìn giữ tiếng nói, nét đẹp văn hóa nhưng kiên quyết xóa bỏ những hủ tục lạc hậu của dân tộc mình... Mỗi người mỗi việc nhưng họ thực sự góp phần làm đẹp hơn cho bản làng mình.

Hàng triệu ha đất của các nông - lâm trường trong 10 năm chỉ nộp ngân sách được hơn 1.800 tỷ đồng. Tính ra mỗi ha chỉ nộp được 90.000 đồng, tức là khoảng 10kg gạo loại thường.

Ở cụm 2, xã Vân Phúc (huyện Phúc Thọ - Hà Nội) có mô hình trồng rau trong nhà màng công nghệ mới với hệ thống tưới, bón hoàn toàn khép kín cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đó là vườn rau của ông Vũ Văn Sáu.