Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có diện tích nuôi cá tra giảm khoảng 53%
Hiện vùng nuôi cá tra bãi bồi tại xã Tân Khánh Đông có 3 doanh nghiệp và 7 hộ nuôi cá thể đang đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu. Hàng năm, vùng nuôi cung cấp cho các nhà máy chế biến khoảng 15.000 - 20.000 tấn cá nguyên liệu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.
Đầu năm đến nay, sản lượng cá tra thu hoạch 6.440 tấn, đạt 34% so với kế hoạch năm 2015 và giảm 3.660 tấn so với cùng kỳ năm 2014 (10.100 tấn). Dự kiến sản lượng thu hoach cá tra đến cuối năm 2015 khoảng 4.000 tấn.
Với giá cá tra nguyên liệu hiện nay dao động khoảng 20.500 - 21.000 đồng/kg, hộ nuôi có thể bị thua lỗ khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng diện tích nuôi cá tra trên địa bàn TP.Sa Đéc giảm khoảng 53% so với tổng diện tích trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.
Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Làm giàu không dễ nhưng cũng không khó với những người có ý chí và nghị lực như anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.