Nhật Bản tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia

XK tôm trong từng tháng (từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay) đều giảm so với các tháng của cùng kỳ 2014. Trong 6 tháng đầu năm nay, XK tôm trong tháng 2 giảm mạnh nhất và tăng mạnh nhất trong tháng 5.
Năm 2014, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Nhật Bản, chiếm 25% tổng NK tôm vào thị trường này. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc là các nhà cung cấp lớn tiếp theo cho Nhật Bản với thị phần lần lượt là 16%, 15%, 13% và 7%.
Trên thị trường này, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá XK so với tôm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc. Năm ngoái, giá XK trung bình tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13.7 USD/kg trong khi giá XK trung bình của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt là 12USD; 13,2USD; 11,8 USD và 10,3 USD/kg.
Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 về cung cấp tôm cho Nhật Bản. Tuy nhiên, trong số các nhà cung cấp chính, giá trị NK tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất (-16,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị NK tôm từ Indonesia giảm ít nhất (-1,8%) trong khi khối lượng tăng 14,4% và Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng XK tôm sang Nhật Bản (+2%).
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam tương đương với Thái Lan. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất, Indonesia đứng thứ 2. Giá XK trung bình mặt hàng này của Việt Nam cao hơn 1 chút so với Indonesia.
Về thuế NK vào Nhật Bản, các nhà cung cấp tôm của Việt Nam có lợi thế hơn do chịu mức thuế thấp hơn hoặc bằng các nhà cung cấp đối thủ trên thị trường Nhật Bản.
Tháng 1/2015, giá NK tôm nước ấm đông lạnh trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn lên gần 12 USD/kg. Từ tháng 4 đến tháng 6, giá mặt hàng này lại giảm khoảng 1 USD/kg. Giá NK tôm chế biến vào Nhật Bản cũng giảm từ 9 USD/kg trong tháng 5 xuống còn 8,6 USD/kg trong tháng 6.
Nhu cầu tôm từ thị trường Nhật Bản dự kiến vẫn thấp trong 6 tháng cuối năm do đồng yên giảm giá và suy thoái kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. XK tôm Việt Nam sang thị trường này nửa cuối năm nay dự kiến đạt 345 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm cả năm 2015 sang thị trường Nhật dự báo đạt 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nuôi heo siêu nạc.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.