Tạo dựng thương hiệu thủy sản Việt
Theo thống kê của các bộ ngành liên quan, từ năm 2003 đến nay kim ngạch xuất khẩu tăng gần 10 lần với giá trị trung bình lên 8 tỷ USD/năm. Hiện thủy sản là ngành xuất khẩu thứ 3 đứng sau dầu thô và dệt may. Sự lớn mạnh của ngành thủy sản Việt Nam thể hiện rõ ở từng thị trường.
Tính riêng thị trường EU, năm 2000 chỉ có 18 DN xuất khẩu nhưng đến nay đã có 465 DN xuất khẩu với thị phần chiếm 27%. Theo nhận định của Hội Nghề cá Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 500%. Thị trường EU luôn là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh. Đặc biệt, thị trường này dự báo sẽ tăng trưởng khi mà hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU được ký kết.
Thực tế cho thấy, thị phần thủy sản phát triển tốt ở thị trường các nước song chất lượng của mặt hàng này đang cần được chấn chỉnh vì số lô hàng bị cảnh báo và trả về không ít.
Ông Lê Thanh Hòa, đại diện Vụ hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT khẳng định, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy các nước tăng khá cao nhưng vi phạm về an toàn thực phẩm của thủy sản Việt Nam vẫn trải dài trong nhiều năm qua. Theo thống kê mới nhất, từ năm 2010 đến hết tháng 5 – 2015, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo. Điều đặc biệt, số lô hàng bị cảnh báo tăng dần theo thời gian. Đơn cử, như năm 2010 có 13 lô bị cảnh báo, đến năm 2014 con số này ở mức 41 lô (chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu).
Không chỉ nâng cao chất lượng thủy sản đánh bắt, thủy sản nuôi trồng cũng được chú ý hơn. Bởi, thị trường các nước đang hướng tới sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm. Điển hình, thị trường EU đang đưa ra các yêu cầu sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng xuất khẩu vào thị trường này phải có tiêu chuẩn ASC (nuôi trồng có trách nhiệm). Để thực hiện theo tiêu chuẩn đòi hỏi DN phải đảm bảo các cam kết về môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản; an sinh xã hội tại quanh nơi sản xuất, phúc lợi địa phương…
Mong muốn hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam, thời gian qua, WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) Việt Nam đưa ra các chương trình nâng cao năng lực phù hợp với chứng nhận ASC. Chương trình này mới thực hiện tập trung cho tôm và cá tra, nay bắt đầu làm cho con cá rô phi. Ngoài ASC, thủy sản Việt Nam còn hướng đến chứng nhận thứ 2 là MSC (đánh bắt bền vững). Đây là chương trình yêu cầu, giảm sản lượng đánh bắt không mong muốn. Chương trình này đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng đối với sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng.
Đơn cử, chuẩn này quy định rõ ràng với con ghẹ xanh đủ chuẩn tiêu thụ khi mai nó có kích thước dưới 10cm, những con có trứng hay quá nhỏ không được đánh bắt.
Theo các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện tốt các quy chuẩn về hàng thủy sản xuất khẩu vì một số sản phẩm thủy sản “made in Việt Nam” đã làm được điều đó. Minh chứng, nhìn vào nghêu Bến Tre thấy rõ, năm 2009 nghêu Bến Tre tiên phong đánh dấu son khi được chứng nhận MSC. Tính đến thời điểm này, nghêu Việt Nam là loại thuỷ sản duy nhất tại Đông Nam Á được cấp chứng chỉ.
“Việc người tiêu dùng lên tiếng khuyến khích các hộ nuôi và nhà sản xuất tiếp tục nỗ lực phát triển thủy hải sản bền vững tại Việt Nam sẽ góp phần nhân rộng mô hình sản xuất thủy hải sản có trách nhiệm trong nước. Đồng thời, giữ sức mạnh tạo ra nhu cầu thị trường”, TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam khẳng định.
TS Thịnh cho biết thêm, nhờ có các chương trình phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững mà 20 vùng nuôi của các DN thủy sản xuất khẩu hàng đầu đạt chứng nhận ASC. Tính chung cả nước có 60 vùng nuôi đạt ASC và 20 vùng nuôi khác đang hướng tới tiêu chuẩn này. Riêng với các hộ nuôi đơn lẻ, có 30 hộ nuôi chủ động tham gia vào chương trình nâng cao năng lực do WWF cung cấp.
Việc vận dụng chương trình nuôi kiểu mới đáp ứng tiêu chuẩn chất của các thị trường đã có hiệu quả khi 20% - 25% sản lượng thuỷ hải sản sản xuất đạt tiêu chuẩn ASC. Đặc biệt, giá bán xuất khẩu tăng 20% so với trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).
Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.
Diễn biến thời tiết phức tạp cùng với sự thiếu chặt chẽ trong quản lý lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến cho dịch lợn tai xanh bùng phát ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và dịch cúm gia cầm xuất hiện (H5N1) trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).
Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn.
Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.