Liệu pháp phage chống lại vi khuẩn gây bệnh EMS, Vibrio parahaemolyticus trên ấu trùng tôm thẻ chân trắng

Thể thực khuẩn (bacteriophage hay viết tắt là phage: là virus ký sinh và gây bệnh cho vi khuẩn) là một giải pháp tự nhiên và an toàn để kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn.
Phương pháp dùng thể thực khuẩn để kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn được sử dụng rộng rãi và hiệu quả của phương pháp này đã được xác nhận.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng liệu pháp phage để phòng ngừa và kiểm soát mầm bệnh vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei.
Ấu trùng (larvae) tôm thẻ chân trắng được gây cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus với nồng độ 2 x 10^6 CFU/mL.
Tôm nhiễm bệnh được xử lý với các nồng độ khác nhau của các loại thể thực khuẩn, và hiệu quả của chúng được đánh giá tại các thời điểm khác nhau sau khi tôm bệnh được xử lý.
Kết quả cho thấy, hai loại thể thực khuẩn A3S và Vpms1 có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ tôm chết do nhiễm mầm bệnh Vibrio parahaemolyticus.
Trong cả hai trường hợp, thời điểm thích hợp nhất để xử lý tôm nhiễm bệnh (giảm tỷ lệ tôm chết) bằng thể thực khuẩn là trước 6 giờ sau khi tôm được gây cảm nhiễm.
Giá trị MOI [multiplicity of infection hay MOI là tỷ lệ giữa mầm bệnh (trong trường hợp này là thể thực khuẩn) với vật chủ là mục tiêu gây bệnh (trong trường hợp này là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus)] nhỏ hơn 0.1 là đủ để chống lại sự lây nhiễm của Vibrio parahaemolyticus.
Xử lý tôm nhiễm bệnh bằng thể thực khuẩn sau 6 giờ nhiễm bệnh không thể giảm tỷ lệ tôm chết và ngăn chặn quá trình nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cơ bản về việc ứng dụng thể thực khuẩn tỏng việc phòng và kiểm soát sự lấy nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chủ trang trại chăn nuôi, giá heo hơi ngày 26-10 dao động 49.000-52.000 đồng/kg, giảm 3.000-5.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng. Giá heo giảm do nguồn cung ra thị trường tăng lên nhanh sau khi người chăn nuôi mở rộng quy mô chuồng trại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2014 của ngành. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10/2014 ước đạt 2,28 tỉ USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước đạt 25,39 tỉ USD; tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính đến hết tháng Tám, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu đặt hàng tôm tăng tại thị trường Mỹ đã đẩy giá tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tăng lên trong nhiều tháng qua.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 9/2014, trong hai tuần đầu tháng 10, giá xuất khẩu cao su trung bình tiếp tục giảm, chỉ đạt 1.500 USD/tấn, giảm 76 USD/tấn (4,8%) so với mức trung bình trong tháng 9/2014 và giảm 865 USD/tấn (36,6%) so với tháng 10/2013. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2014, ngành cao su xuất khẩu được 713.000 tấn, đạt khoảng 1,26 tỷ USD, giảm nhẹ về lượng 1,4% và giảm mạnh 26,2% về giá trị do giá giảm sâu 25,2%.

Ngày 22-10, ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, cho biết thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá ngừ đại dương đi Mỹ gặp khó khăn, bị trả hàng liên tục vì cá nhiễm vi sinh như khuẩn E.Coli, Salmonella…