Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo
Ngày đăng: 01/09/2015

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

Cũng từ đây, vợ chồng anh bắt đầu làm thêm nghề nấu rượu để vừa bán rượu kiếm lời, vừa lấy hèm nuôi heo giúp giảm chi phí thức ăn. Chính cách làm đó đã giúp cho anh Dũng có điều kiện phát triển đàn heo của gia đình mình.

Năm 1990, nối nghề thú y của cha, anh tham gia học lớp sơ cấp thú y để vừa có thể tự chăm sóc, điều trị bệnh cho đàn heo của gia đình, vừa có thể trị bệnh cho heo của bà con trong xóm, ấp. Lúc đó, mỗi ngày anh vừa đi trị bệnh cho heo, vừa mang rượu đi bỏ mối, còn vợ ở nhà nấu rượu, chăm sóc đàn heo.

Nhận thấy kiến thức về thú y của bản thân còn hạn chế, năm 1998 anh quyết định theo học lớp Trung cấp thú y để nâng kiến thức về chăm sóc và điều trị bệnh cho vật nuôi nói chung và con heo nói riêng. Sau khi học xong lớp này, anh Dũng về mở quầy bán thuốc thú y. Cũng từ đây anh bắt đầu nghĩ đến việc phát triển đàn heo, tăng thu nhập cho gia đình.

Dù vậy, mãi đến năm 2001 anh cũng chỉ mới nâng đàn heo của gia đình lên 5 con, rồi đến năm 2003 là 10 con. Lúc đầu, nguồn vốn còn hạn chế, anh chỉ tập trung nuôi heo nái và bán heo con kiếm lời. Sau đó, anh bắt đầu “lấn sân” dần qua lĩnh vực nuôi heo thịt. Đến nay, số lượng heo thường xuyên trong chuồng của anh từ 30 - 50 con heo thịt và 10 heo nái, mỗi năm xuất chuồng từ 150 - 250 con heo thịt.

Bên cạnh chăn nuôi heo, anh còn mở rộng kinh doanh thuốc thú y và làm đại lý bán thức ăn gia súc (đại lý cấp 1). Từ các hoạt động thú y, kinh doanh thức ăn đã giúp giảm đáng kể chi phí chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho heo, qua đó giúp đàn heo giống phát triển tốt; đồng thời giảm chi phí thức ăn do mua thức ăn với giá gốc…

Khi được hỏi trong chăn nuôi, anh quan tâm nhất điều gì? Anh bày tỏ: “Điều tôi quan tâm nhất là giữ gìn vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng và tiêm phòng định kỳ các loại bệnh, nhất là dịch tả, tai xanh, lở mồm long móng, viêm phổi....”.

Chính từ việc tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh, phòng trừ bệnh mà thời gian qua đàn heo của gia đình anh không gặp rủi ro. Cũng nhờ đó, những năm qua, lợi nhuận từ chăn nuôi luôn liên tục tăng qua từng năm. Nếu năm 2009, lợi nhuận từ chăn nuôi đạt khoảng 40 triệu đồng thì đến năm 2014 lên đến 450 triệu đồng. Đó là chưa tính nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh thuốc thú y, bán thức ăn gia súc.

Không dừng lại ở đó, nhận thấy yêu cầu về tư vấn kiến thức chăn nuôi, phòng trừ bệnh trên heo của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi người bán thuốc phải có kiến thức nhất định để tư vấn. Thế là năm 2012, anh tham gia học lớp cao đẳng về thú y ở Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ (năm 2014, anh được cấp bằng Cử nhân Dịch vụ Thú y). Sở dĩ anh tham gia học lớp này, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tư vấn tốt hơn về kỹ thuật chăn nuôi, thú y cho người nuôi, anh còn muốn lấy mình làm tấm gương về sự học cho các con noi theo.

Không chỉ vậy, trong chăn nuôi, anh còn tích cực tham gia, hưởng ứng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi để tăng tính bền vững. Cụ thể, năm 2013, anh tham gia tích cực mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học (sử dụng men Barasa kết hợp với trấu và mùn cưa) do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Kết quả, giải pháp công nghệ trên đã giúp giảm bớt chi phí chăm sóc, tiết kiệm điện, nước và nhất là không gây mùi hôi thối xung quanh.

Anh Dũng còn được tiếng khen tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp vào xây dựng nông thôn mới, các công trình giao thông nông thôn, hỗ trợ Quỹ Vì người nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, trợ cấp học sinh nghèo hiếu học…

“Hàng năm, tôi ủng hộ từ 10 - 30 triệu đồng cho các hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, gia đình còn tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ cho nhiều gia đình khó khăn về sản xuất và nhà ở bằng hình thức đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật đến khi heo xuất bán mới thu hồi vốn lại mà không tính lãi suất” - anh Dũng cho biết.

Từ cách làm trên, những năm qua, gia đình anh đã giúp cho nhiều hộ vượt khó vươn lên khắm khá. Với nỗ lực và kết quả mang lại trong sản xuất, kinh doanh thời gian qua, năm 2014 anh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.


Có thể bạn quan tâm

Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.

26/11/2014
Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

21/06/2014
Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

26/11/2014
Những Vấn Đề Những Vấn Đề "Nóng" Của Ngành Tôm

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

21/06/2014
Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng Nuôi Bồ Câu Pháp, Thu Nhập 50 Triệu Đồng/tháng

Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.

26/11/2014