Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học
Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học được thực hiện từ tháng 5-2015 với 20 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 2.000 con gà ri lai giống; 100% chi phí con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại.
Việc xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học nhằm giúp bà con nông dân tiếp thu thêm khoa học kỹ thuật mới về chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi, đưa nghề chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học gắn với chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trở nên phổ biến, tạo thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho các hộ gia đình.
Gia đình chị Hoàng Thị Thủy, thôn Ngòi, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) là một trong những hộ được tham gia mô hình. Chị Thủy cho biết, trên diện tích của khu vườn và chuồng trại rộng hơn 500m2, gia đình chị được nhận nuôi 100 con gà ri lai.
Gia đình chị được hỗ trợ 100% con giống, hỗ trợ thuốc thú y phòng trị bệnh cho gà, hóa chất sát trùng, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp công nghiệp cho chăn nuôi. Đặc biệt là gia đình được cán bộ Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học, nên trong quá trình nuôi gà rất đơn giản, dễ làm, hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ đàn vật nuôi khỏi dịch bệnh; tỉ lệ gà nuôi sống của gia đình chị đạt 98%.
Chị Vũ Thị Thược, thôn Ngòi, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) cho biết, so với nuôi gà theo cách truyền thống thì nuôi gà thả vườn an toàn sinh học gắn với sử dụng men BALASA-N01 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giảm công lao động, giảm chi phí trong thay đệm lót chuồng nuôi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh cho gà, chất lượng thịt gà thơm ngon. Trong thời gian tới gia đình sẽ mở rộng quy mô, cũng như hướng dẫn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho bà con trong thôn cùng học tập và làm theo.
Trong quá trình thực hiện, các hộ tham gia mô hình phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: Có diện tích chuồng trại đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh học, có kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, có khả năng đối ứng khi tham gia mô hình…
Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn cho các hộ gia đình, nhất là việc nuôi gà an toàn sinh học. Đây là hình thức sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 làm đệm lót để xử lý phân gà nhằm hạn chế thấp nhất việc ô nhiễm môi trường, giảm mùi hôi và góp phần hạn chế bệnh cho đàn gà đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Mặt khác, giúp giảm công lao động, các chi phí do phải dọn phân, thay chất độn lót chuồng.
Mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đã bước đầu đạt được những tín hiệu đáng mừng, nhằm cải thiện được kinh tế, tăng thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông tỉnh khuyến khích các hộ chăn nuôi mô hình sau khi kết thúc mô hình cần tiếp tục chăn nuôi và mở rộng quy mô, thường xuyên trao đổi, tuyên truyền và hướng dẫn các hộ trong thôn phát triển nghề chăn nuôi gia cầm, để nghề chăn nuôi gà thả vườn của xã Mỹ Bằng dần trở thành vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp gà sạch, an toàn cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh và các vùng lân cận.
Qua đó góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí về nâng cao thu nhập cho người dân trong chương trình xây dựng NTM của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.
Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.
Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai vừa phối hợp Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC), Công ty Dekalb Việt Nam, tổ chức Hội nghị “Đánh giá kết quả triển khai thí điểm mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm DK6919 và DK8868 vụ xuân hè 2015” trên địa bàn tỉnh.
Là bác sĩ làm việc tại một bệnh viện lớn ở TP.HCM, nhưng cuối mỗi tuần, anh Hồ Thanh Bình đều về thị xã Tân Uyên (Bình Dương) để được chăm sóc những vườn rau sạch rộng hàng nghìn m2 của mình. Ngoài ra, anh còn trồng dưa lưới, dưa vàng trong nhà kính 1.000m2...
Với phương châm cùng nông dân (ND) tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, Hội ND quận Liêu Chiểu, TP.Đà Nẵng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho hội viên khai thác hiệu quả, làm giàu từ đất dự án bỏ hoang.