Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.
“Tăng cường thông tin đa chiều, tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế chính sách để sớm triển khai cây trồng biến đổi gen trên diện rộng nâng cao thu nhập nông dân”, đó là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Ứng dụng và Phát triển ngô biến đổi gen tại Việt Nam”do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 30/8 tại Thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La – vùng trồng ngô lớn nhất ở miền Bắc.
Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển cây trồng biến đổi gen của thế giới khoảng 10%/năm, với tổng diện tích đạt 181 triệu ha. Năm 2015 Việt Nam trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới trồng cây biến đổi gen. Khảo sát tại tỉnh Sơn La – vùng trồng ngô lớn nhất miền Bắc cho thấy, bà con nông dân đánh giá cao bởi đặc tính vượt trội như: cải thiện nâng cao năng suất cây trồng nhờ vào khả năng kháng sâu, bệnh hại, bảo vệ môi trường nhờ giảm thuốc trừ sâu…
Anh Vàng A Thào, dân tộc Mông, ở bản Tà Phình, xã Tân Lập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trồng gần 1 ha ngô biến đổi gen chia sẻ: “Gia đình tôi trồng ngô truyền thống mỗi năm đạt khoảng 5 - 6 tấn/ha. Nhưng khi trồng cây ngô biến đổi gen, năng suất có thể đạt từ 16 - 18 tấn/ha, tăng gấp 2 - 3 lần so với ngô truyền thống”.
Cây ngô biến đổi gen có thể đạt năng suất gấp 3 lần so với giống ngô truyền thống.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền nông nghiệp hiện nay phải chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh quốc tế và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt được coi là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này.
Ông Nguyễn Hồng Chính, Giám đốc Maketting công ty TNHH Đề cáp Việt Nam cho biết, với 28 mô hình triển khai tại tỉnh Sơn La trên tổng số 200 mô hình trình diễn ngô chuyển gen của doanh nghiệp trên cả nước đã và đang góp phần giúp nông dân hiểu rõ hơn về lợi ích mà cây trồng biến đổi gen mang lại.
“Vấn đề ở đây là liệu giống chuyển gen khi đưa vào có giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư trong canh tác hay không? Thứ hai là cần gia tăng năng suất, giá trị lên bao nhiêu để giúp nông dân tăng thêm thu nhập, đó là quá trình nông dân cần được trải nghiệm để hiểu rõ hơn về chi phí đầu tư cũng như thu nhập mang lại.
Đây cũng chính mục đích để công ty luôn đồng hành với nông dân trong việc xây dựng các mô hình trình diễn tập huấn cho bà con nông dân để hiểu giá trị của hạt giống ứng dụng công nghệ sinh học”, ông Chính phân tích.
Trong khi đó, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: Để thúc đẩy ứng dụng và phát triển ngô biến đổi gen trên diện rộng, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng trong thông tin tuyên truyền, đồng hành cùng doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất ngô. Hiện nay Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ đề nghị hỗ trợ giống cho tất cả các vùng trên cả nước chuyển đổi, trong đó riêng cây ngô có cơ chế ưu đãi hơn các loại cây trồng khác.
“Trong tờ trình Chính phủ có đề xuất các loại cây trồng khác chỉ được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha chuyển đổi nhưng riêng cây ngô hỗ trợ 3 triệu/ha và hỗ trợ thêm khuyến nông. Việc hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho người nông dân sẽ cơ bản được hỗ trợ về giống, nhưng vấn đề hiện nay là các địa phương tiếp thu quy trình này như thế nào. Các địa phương phải cụ thể hóa thành chương trình của mình, do đó vai trò của Sở NN&PTNT các địa phương là rất quan trọng, cần phải tham mưu lãnh đạo tỉnh để xây dựng thành chính sách hỗ trợ của địa phương”, ông Trung cho biết.
Theo Quyết định số 11 của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/1/2006 về “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, sau năm 2011, Việt Nam sẽ đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất. Đến năm 2020, diện tích cây trồng biến đổi gen sẽ chiếm từ 30% - 50%./.
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 19/10, ao tôm của gia đình ông Nguyễn Thế Phú, xóm 13 xã Diễn Trung (Diễn Châu - Nghệ An) đã bị chết hàng loạt. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành xét nghiệm, điều tra để tìm hiểu nguyên nhân.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định số 1046/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (QĐ 1046).
Cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, nhất là nhạy bén lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp đã giúp gia đình ông Trần Văn Hon, ở ấp Thạnh Lộc 2, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ luôn có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Ninh Thuận, tính trong hơn 9 tháng qua, toàn tỉnh khai thác hải sản đạt sản lượng 66.730,6 tấn, đạt 92,68% kế hoạch năm và tăng 99,75% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Sở TN-MT, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện khoảng 543.000m2 đất rừng phòng hộ ven biển, đất bãi bồi ven biển, ven sông… trong tỉnh Phú Yên bị lấn chiếm để làm hồ nuôi tôm. Công tác xử lý thiếu kiên quyết nên số diện tích đất rừng bị lấn chiếm ngày càng nhiều và phức tạp hơn.