Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết sản xuất cá tra

Liên kết sản xuất cá tra
Ngày đăng: 13/10/2015

Nhằm tìm ra giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra ĐBSCL, vừa qua, tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng ĐBSCL” thu hút nhiều chuyên gia, DN và người nuôi cá tra tham dự.

Cá tra là loài thủy sản đặc hữu của ĐBSCL với diện tích 5.500 ha. Trong những năm qua, XK cá tra có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước.

Sản phẩm từ cá tra đã khẳng định vị trí và trở thành đối tượng XK chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, thời gian gần đây cá tra xuất hiện nhiều điểm yếu, mất dần thị trường, người nuôi thua lỗ...

Theo Tổng cục Thủy sản, đến giữa tháng 6/2015, diện tích nuôi thả mới cá tra là 1.959 ha (tăng 0,21% so với cùng kỳ), diện tích thu hoạch là 1.857 ha (giảm 0,51% so với cùng kỳ), sản lượng đạt trên 500 tấn/ha, tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, TP Cần Thơ.

Khó khăn chủ yếu là chi phí SX tăng, tỷ lệ cá sống thấp, hao hụt cao, lợi nhuận không có.

Nuôi ồ ạt không quy hoạch, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, chất lượng giảm sút. XK cá tra Việt Nam gặp nhiều thử thách và rào cản như dư lượng kháng sinh trong sản phẩm, chính sách thương mại...


Để đảm bảo người nuôi cá lãi 500 - 1.500 đ/kg cần phải đẩy mạnh liên kết SX

Ông Trương Đình Hòe, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL giảm 3,7% so với cùng kỳ.

Việc XK sang thị trường Mỹ, EU... giảm mạnh. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc và Hồng Kông lại phát triển mạnh mẽ.

Ông Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh, để cá tra Việt Nam phát triển bền vững thì phải thực hiện SX theo chuỗi liên kết. Cốt lõi là việc phân chia lợi ích phải minh bạch giữa người nuôi và DN, đảm bảo người nuôi có lợi nhuận.

Cần tăng cường triển khai nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để đảm bảo XK, hướng đến hội nhập TPP trong tương lai.

Theo các chuyên gia, đây là thị trường đầy tiềm năng, mặc dù cũng có những rủi ro nhất định nhưng là giải pháp nhằm giúp giải quyết khó khăn cho 

DN và người nuôi. Tại diễn đàn, nhiều vấn đề được DN và người nuôi quan tâm và đưa ra thảo luận như chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam hiện nay;

Hỗ trợ của Nhà nước về đăng ký chứng nhận VietGAP; làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm; xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam; nuôi theo chuỗi giá trị liên kết...

Ông Nguyễn Văn Út, người nuôi cá tra ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp đặt câu hỏi: “Nông dân nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP được hỗ trợ như thế nào?"

Thành viên của Ban cố vấn trả lời:

"Đồng Tháp đang thực hiện việc hỗ trợ để liên kết nông dân nuôi cá tra thành các Tổ hợp tác hoặc các HTX dựa trên các vùng nuôi quy hoạch, dự án cụ thể để chứng nhận đạt chuẩn VietGAP".

Một đại biểu tại Sóc Trăng đặc vấn đề: “Làm thế nào để giảm tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra?"

Đại diện Ban cố vấn trả lời, nguyên nhân tỷ lệ hao hụt cao là do chất lượng con giống ban đầu chưa sạch bệnh, người nuôi sử dụng kháng sinh quá mức cho phép, thay đổi môi trường sống và ô nhiễm nguồn nước.

Giải pháp tốt nhất là người nuôi nên tìm đến những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng con giống...

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu việc hao hụt, thua lỗ của người nuôi thì việc liên kết chuỗi giá trị cá tra từ sản phẩm đầu vào cho đến chất lượng đầu ra là rất quan trọng. 

Trong đó, DN đóng vai trò quyết định. Người nuôi tự lo vốn đầu tư, Cty đầu tư một phần, giá bán theo thị trường, đảm bảo người nuôi có lãi từ 500 - 1.500 đồng/kg.

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất ĐBSCL với gần 1.500 ha, trong đó vùng nuôi của DN trên 1.000 ha. Ông Như Văn Cẩn, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết:

Hơn 3 năm nay, giá cá biến động khiến người nuôi thua lỗ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Trước tình hình này, nhiều mô hình thực hiện liên kết chuỗi giá trị với Cty Vĩnh Hoàn, Hùng Cá, Hoàng Long… bước đầu mang lại hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tất bật chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết Tất bật chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết

Mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng ngay từ bây giờ, các hộ sản xuất đang tất bật chuẩn bị các mặt hàng “đặc sản” để kịp cung ứng cho thị trường Tết.

12/11/2015
Cách bón phân Lâm Thao cho cây cao su Cách bón phân Lâm Thao cho cây cao su

Việt Nam hiện có 977.700 ha cao su (tính đến năm 2014), tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám; theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền.

12/11/2015
Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường

Cùng chia sẻ, học hỏi những kiến thức, nông dân bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể - đó là tinh thần của các thí sinh đến với Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp tỉnh năm 2015 diễn ra tại huyện Tuy Phước (Bình Định) vào tối 10.11.

12/11/2015
Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp

Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

12/11/2015
Bi kịch nhiều ruộng vẫn nghèo bát nháo quản lý lúa giống Bi kịch nhiều ruộng vẫn nghèo bát nháo quản lý lúa giống

Dù Bộ NNPTNT đã có Quyết định về kế hoạch sản xuất giống lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2014 – 2015, nhưng đến nay việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát giống lúa tại các địa phương.

12/11/2015