Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác
Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.
Nhận thấy cuộc sống vất vả quanh năm mà thu nhập chẳng được bao nhiêu so với công sức bỏ ra, sau khi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của các hộ gia đình khác trong xã, anh Y Hô xác định muốn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống thì cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 1995 anh mạnh dạn chuyển sang trồng cây cà phê.
Tuy nhiên, những năm đầu năng suất cà phê của gia đình anh thấp hơn rất nhiều so với các hộ dân trên địa bàn, nếu như các hộ gia đình khác đạt từ 3-4 tấn/ha thì vườn cà phê của gia đình anh chỉ đạt 2-2,5 tấn/ha. Những năm đó, giá cả thị trường lại lên xuống bấp bênh nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.
Không nản chí trước khó khăn, anh Y Hô đã tích cực tìm đến bạn bè và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương để học hỏi kinh nghiệm.
Nguyên nhân vườn cà phê của gia đình anh kém hiệu quả là do nguồn giống chưa được bảo đảm và cây cà phê được trồng không đúng quy cách, trồng quá dày so với diện tích quy định… Với những nguyên nhân trên nếu cứ cố trồng và chăm sóc cũng không đem lại hiệu quả cao nên anh quyết định phá bỏ toàn bộ cà phê cũ để trồng mới, bằng những loại giống mới, cho năng suất cao.
Đồng thời anh cũng mạnh dạn chuyển đổi một nửa diện tích đất sang trồng cây cao su, nhằm xây dựng mô hình kinh tế bền vững, cũng như hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” khi trồng độc canh một loại cây. Trong những năm qua, nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng, điều trị bệnh cho cây trồng nên vườn cà phê, cao su của gia đình anh phát triển xanh tốt và đang dần phát huy hiệu quả.
Đến nay, năng suất cà phê của gia đình anh đạt ổn định từ 3-3,5 tấn/ha, diện tích cây cao su cũng đã bắt đầu cho thu hoạch. Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, anh Y Hô đã trồng xen tiêu trong vườn cà phê của gia đình.
Dù đến nay chỉ mới có 200/800 trụ tiêu bắt đầu cho thu hoạch nhưng cũng giúp cho gia đình anh có thêm được nguồn thu nhập khá. Với 200 trụ tiêu, năm vừa rồi gia đình anh thu bói được hơn 5 tạ tiêu, thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện tổng mức thu nhập của gia đình anh sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư đạt khoảng 200 triệu đồng…
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.
Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.
Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.
Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014
Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.