Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lắp Béc Tưới Cà Phê

Lắp Béc Tưới Cà Phê
Ngày đăng: 20/03/2014

Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.

Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.

Với cách tưới này thì mỗi héc ta cà phê phải sử dụng đến 6 công lao động tưới và tiêu tốn mất từ 2.500 - 3.000 m3 nước cho 1 đợt, trung bình mỗi vụ phải tưới đến 3 đợt. Do vậy mỗi héc ta phải sử dụng tới 18 công lao động tưới và tốn gần 10.000 m3 nước.

Để khắc phục tình trạng thiếu nhân công và thiếu nước tưới vào mùa khô, anh Đinh Văn Toản, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã lắp đặt hệ thống tưới béc bằng tia nhỏ, dạng phun mưa. Theo đó, 1 ha cà phê anh Toản lắp đặt 14 béc tưới và chỉ sử dụng 1 máy bơm động lực. Vào mùa khô anh Toản chỉ cần đóng cầu dao là hệ thống tưới bằng béc này sẽ tự động tưới, trung bình mỗi đợt chỉ mất khoảng 8 - 10 tiếng là đủ lượng nước.

Anh Toản chia sẻ: "Mình làm nghề giáo viên không có thời gian để tưới cà phê. Được sự tư vấn của Cty Minh Phát, mình đã lắp đặt hệ thống tưới béc tự động để giảm tải lượng nước và nhân công. Không chỉ vậy, với việc sử dụng hệ thống béc tưới này, đất luôn tươi xốp, khi bón phân cũng hạn chế đáng kể việc thất thoát phân".

Cũng như anh Toản, chị Nguyễn Thị Thu ở xã Quảng Phú, huyện Cư M’gar đã đầu tư lắp 62 béc tưới cho diện tích 3 ha cà phê của mình. Với việc lắp đặt hệ thống tưới nước bằng béc này, chị Thu đã tiết kiệm đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, đặc biệt hơn là giảm được 70% nhân công lao động.

Điều đặc biệt hơn là chị có thể chủ động việc tưới cho kịp thời vụ. Là người có kinh nghiệm lâu năm trồng cà phê, chị Thu chia sẻ: "Việc tưới nước kịp thời để điều khiển sự ra hoa rộ, đồng loạt, tạo điều kiện cho việc thu hoạch tập trung là vấn đề rất quan trọng".

Không chỉ ở Đăk Lăk, mô hình tưới nước bằng béc dạng tia nhỏ, phun mưa đang được rất nhiều bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đưa vào sử dụng rộng rãi. Cách tưới nhỏ giọt cho cây trồng không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm điện, công lao động, giúp đất luôn tươi xốp, giảm đáng kể chi phí SX.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

21/01/2014
Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai Đã Có 11 Khu Bảo Vệ Thuỷ Sản Trên Hệ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

22/01/2014
Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá Chủ Động Phòng Chống Rét Cho Cá

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

22/01/2014
Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

22/01/2014
Trúng Mùa Cá Bông Lau Trúng Mùa Cá Bông Lau

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

22/01/2014