Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Trồng Bắp Non Ở An Giang
Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.
Theo Giám đốc Sở Công thương Mai Thị Ánh Tuyết, khi triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ một số loại rau màu ở huyện Chợ Mới và Châu Phú, nông dân tham gia mô hình đạt lợi nhuận cao gấp 4 lần so trồng lúa và không lo đầu ra. Trên cơ sở này, Sở Công thương tiếp tục thí điểm triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non tại các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Mỗi địa phương sẽ thí điểm sản xuất 10 héc-ta, được Sở Công thương và Công ty Antesco hỗ trợ một phần kinh phí về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bắp non kết hợp nuôi bò. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo tốt việc cung cấp nước tưới và bơm tiêu, chống úng cho vùng dự án. Sau khi triển khai thí điểm, Sở Công thương sẽ chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình để tiếp tục nhân rộng toàn tỉnh với sự hỗ trợ của tỉnh và hệ thống tín dụng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.
Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.
Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.