Lắp Béc Tưới Cà Phê

Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.
Hệ thống tưới nước bằng béc tiết kiệm cho chị Thu đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, giảm được 70% nhân công lao động.
Với cách tưới này thì mỗi héc ta cà phê phải sử dụng đến 6 công lao động tưới và tiêu tốn mất từ 2.500 - 3.000 m3 nước cho 1 đợt, trung bình mỗi vụ phải tưới đến 3 đợt. Do vậy mỗi héc ta phải sử dụng tới 18 công lao động tưới và tốn gần 10.000 m3 nước.
Để khắc phục tình trạng thiếu nhân công và thiếu nước tưới vào mùa khô, anh Đinh Văn Toản, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã lắp đặt hệ thống tưới béc bằng tia nhỏ, dạng phun mưa. Theo đó, 1 ha cà phê anh Toản lắp đặt 14 béc tưới và chỉ sử dụng 1 máy bơm động lực. Vào mùa khô anh Toản chỉ cần đóng cầu dao là hệ thống tưới bằng béc này sẽ tự động tưới, trung bình mỗi đợt chỉ mất khoảng 8 - 10 tiếng là đủ lượng nước.
Anh Toản chia sẻ: "Mình làm nghề giáo viên không có thời gian để tưới cà phê. Được sự tư vấn của Cty Minh Phát, mình đã lắp đặt hệ thống tưới béc tự động để giảm tải lượng nước và nhân công. Không chỉ vậy, với việc sử dụng hệ thống béc tưới này, đất luôn tươi xốp, khi bón phân cũng hạn chế đáng kể việc thất thoát phân".
Cũng như anh Toản, chị Nguyễn Thị Thu ở xã Quảng Phú, huyện Cư M’gar đã đầu tư lắp 62 béc tưới cho diện tích 3 ha cà phê của mình. Với việc lắp đặt hệ thống tưới nước bằng béc này, chị Thu đã tiết kiệm đến 30% nước tưới, 40% tiền điện, đặc biệt hơn là giảm được 70% nhân công lao động.
Điều đặc biệt hơn là chị có thể chủ động việc tưới cho kịp thời vụ. Là người có kinh nghiệm lâu năm trồng cà phê, chị Thu chia sẻ: "Việc tưới nước kịp thời để điều khiển sự ra hoa rộ, đồng loạt, tạo điều kiện cho việc thu hoạch tập trung là vấn đề rất quan trọng".
Không chỉ ở Đăk Lăk, mô hình tưới nước bằng béc dạng tia nhỏ, phun mưa đang được rất nhiều bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đưa vào sử dụng rộng rãi. Cách tưới nhỏ giọt cho cây trồng không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm điện, công lao động, giúp đất luôn tươi xốp, giảm đáng kể chi phí SX.
Related news

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.