Lãnh đạo tỉnh tiếp các hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và
Theo phản ánh của các hộ dân, tình trạng cá nuôi trong lồng bè trên sông Chà Và bị chết kéo dài từ hôm 6-9 đến nay vẫn còn tiếp diễn, ước thiệt hại khoảng 17 tỷ đồng.
Ghi nhận và chia sẻ với thiệt hại của các hộ nuôi thủy sản, ông Nguyễn Thanh Tịnh cho hay, kết quả khảo sát, lấy mẫu nước của Viện Môi trường - Tài nguyên đã xác định có 3 nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt gồm:
Nước thải ô nhiễm từ các nhà máy chế biến hải sản xả thải ra cống số 6, mật độ nuôi lồng bè quá dày và ô nhiễm từ sinh hoạt hàng ngày của người dân nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, ô nhiễm từ việc xả thải của các nhà máy chế biến hải sản vẫn là nguyên nhân chính. Hiện UBND tỉnh đang củng cố hồ sơ pháp lý để đình chỉ hoạt động một số nhà máy chế biến hải sản và đề nghị các nhà máy bồi thường thiệt hại cho người dân.
“Ngay sau khi có kết quả chính thức của Viện Môi trường và Tài nguyên và báo cáo tổng hợp thiệt hại của Sở NN - PTNT, kết quả thanh tra 22 cơ sở chế biến hải sản ở xã Tân Hải của Sở TN-MT, UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp đối thoại với người dân để đi đến phương án thống nhất việc bồi thường thiệt hại cho người dân trong vụ cá chết.
Trước mắt, Nhà nước sẽ hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư tái sản xuất, ổn định cuộc sống” - ông Tịnh nói.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Tịnh cũng đề nghị Sở NN-PTNT sớm rà soát lại quy trình cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên khu vực sông Chà Và và có báo cáo sớm nhất cho UBND tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.
Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.
Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.
Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.
Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.