Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.
Ông Thanh cho biết, qua các tài liệu mà ông tìm hiểu thì hiện nay có 6 loại nấm linh chi, đó là linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong đó nấm linh chi đỏ có tác dụng trị liệu tốt nhất và có giá trị cao hơn các loại nấm còn lại. Ông tận dụng chuồng heo cũ, đồng thời bỏ ra khoảng 20 triệu đồng để làm thêm hệ thống tưới, mùng chống côn trùng. Phôi nấm được ông đặt mua ở TP. HCM với giá khoảng 4.000 đồng/bịch.
Theo ông Thanh thì nấm linh chi đỏ dễ trồng, ít dịch bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, một ngày tưới từ 3 - 4 lần, nhiệt độ duy trì từ 28 - 310C… nấm sẽ phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng từ 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch thì sát trùng và tiếp tục chăm sóc cho đợt nấm sau. Qua tìm hiểu, ông cho biết mỗi bịch giá thể có thể cho thu hoạch từ 3 - 4 lần, sau lần thu hoạch đầu tiên, cách 1,5 tháng là có thể thu hoạch tiếp.
Hiện nấm linh chi đỏ của gia đình ông sinh trưởng được hơn 2 tháng, chỉ còn khoảng vài ngày nữa là có thể thu hoạch. Ông ước tính đợt đầu tiên thu hoạch được 220kg tươi, tương đương với 75kg khô. Giá bán hiện nay là khoảng 600.000 đồng/kg khô nên đợt này ông có thể thu được khoảng hơn 40 triệu trồng, trừ đi các chi phí ông có lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện nay, tuy chưa thu hoạch nhưng đã có nhiều nơi đến nhà ông liên hệ đặt hàng, đa số là các công ty dược phẩm, nhà thuốc Đông y trong và ngoài tỉnh.
Ông Thanh cho biết, do đây là lần đầu tiên trồng nấm linh chi đỏ nên ông chỉ đầu tư với quy mô nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch, thấy có hiệu quả và đầu ra ổn định, ông sẽ mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư, xây dựng nhà nấm đúng quy chuẩn.
Được biết, trên địa bàn tỉnh ta còn rất ít người trồng nấm linh chi đỏ, còn trên địa bàn huyện Châu Thành thì gia đình của ông Thanh là hộ đầu tiên trồng loại cây dược liệu này.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển, sau 2 năm triển khai, sáng 9/5, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu kết quả dự án.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng - Nam Định) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua, phát triển kinh tế thủy sản ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) tuy vẫn ở mức tiềm năng, nhưng đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương.

Gần 1 năm trước, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đưa 140.000 trứng cá tầm lên nuôi ương ở hồ thủy điện Tuyên Quang thuộc địa bàn xã Khuôn Hà (Lâm Bình - Tuyên Quang). Đến nay, trọng lượng mỗi con cá tầm đã đạt trung bình từ 1,5 đến 2 kg, mở hướng phát triển kinh tế mới đối với huyện vùng cao này.

Thời điểm hiện nay, các hộ nuôi tôm trên toàn tỉnh Ninh Thuận đang tập trung cải tạo đìa, thả tôm nuôi. Về khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở xã An Hải (Ninh Phước) vào đầu tháng 5, không khí lao động rất khẩn trương.