Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãng phí đất trồng cao su

Lãng phí đất trồng cao su
Ngày đăng: 22/09/2015

Theo quy hoạch, đất trồng cao su trên địa bàn huyện Đông Giang có hơn 13 nghìn héc ta. Đến nay chỉ có mỗi Công ty CP Đầu tư và sản xuất Việt Hàn triển khai trồng cao su tại các xã Ba, Tư, Ating (huyện Đông Giang). Năm 2008, chủ trương của địa phương phát triển mạnh cây cao su, doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân về đất trồng cây.

Do tin vào tương lai đẹp của “vàng trắng” mà người dân đã nhường đất, nương rẫy cho doanh nghiệp trồng cao su. Tuy nhiên, hơn 7 năm nay, nhiều diện tích giao cho doanh nghiệp hiện vẫn bỏ hoang. Hàng trăm héc ta đất rẫy rất màu mỡ của đồng bào Cơ Tu đã bị thu hồi và giao lại cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Việt Hàn trồng cao su.

Trồng rồi phá, phá lại trồng cao su đã trở thành “điệp khúc” ở các địa phương miền núi. Rừng cao su trên địa bàn xã Ba hơn 3 năm tuổi mới cao chưa quá đầu người. Những năm gần đây, mủ cao su rớt giá thê thảm, doanh nghiệp rất thận trọng trong bỏ vốn đầu tư. Không ít diện tích bỏ hoang đã bị người dân lấn chiếm để trồng trọt.

Ông Lê Vinh Nhật - Phó phòng Kế hoạch Công ty CP Đầu tư và sản xuất Việt Hàn cho biết, vì đất đai quy hoạch trồng cao su không liền vùng, liền thửa nên việc quản lý rất khó khăn, đã xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm để trồng keo.

Trong khi đó, người dân địa phương bảo, phần lớn các hộ trước đây giao đất cho công ty đều rơi vào tình cảnh thiếu tư liệu sản xuất, không có công ăn việc làm ổn định. Ông Đinh Xuân Bin, người dân ở xã Ba nói: “Bây giờ bà con tôi chỉ mong muốn công ty cao su trả lại diện tích đất không đầu tư.

Dân muốn trả tiền lại (mỗi héc ta 12 triệu đồng - PV) cho công ty”. Theo người dân, nếu doanh nghiệp thuê họ làm việc như đã từng cam kết thì họ không lâm vào cảnh trắng tay như hiện nay. Nghịch lý ở xã Ba là doanh nghiệp nhiều năm trời bỏ đất hoang, trong khi bà con lại không có đất sản xuất. Mặt khác do doanh nghiệp quản lý lỏng lẻo, một số đồng bào Cơ Tu trở lại nương rẫy trước đây từng canh tác để gieo trồng.

Nhiều diện tích đất quy hoạch cho trồng cao su tại xã Ba (Đông Giang) bỏ hoang nhiều năm nay.

UBND tỉnh vừa phê duyệt vùng quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020 với tổng diện tích lên đến hơn 30.428ha. Theo đó, tăng diện tích 893ha cây cao su tại xã Phước Hòa (huyện Phước Sơn), đồng thời bổ sung nhiệm vụ phát triển cao su trên địa bàn tỉnh từ 29.534,74ha lên 30.428,17ha trong giai đoạn 2011-2020. Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện.

Theo ông Phan Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Ba, diện tích bỏ hoang trên địa bàn hơn 200ha, cây cao su phát triển kém. Đồng bào giao đất trồng cao su, song thực tế chưa giải quyết công ăn việc làm cho họ.

Tìm hiểu chúng tôi biết, năm 2008, dự án trồng mới, chăm sóc cây cao su ở huyện Đông Giang do Công ty CP Đầu tư và sản xuất Việt Hàn làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 640 tỷ đồng, triển khai tại các xã Ba, Tư và Ating với tổng diện tích đất sử dụng 4.115ha .

Tuy nhiên, thời điểm này công ty mới triển khai được 600ha; diện tích còn lại bị quy hoạch treo.

Hệ lụy của việc triển khai quá chậm gây xáo trộn cuộc sống người dân miền núi. Các địa phương có dự án cao su hiện nay rất lúng túng trong việc tìm quỹ đất sản xuất cho đồng bào, cũng như giải bài toán thoát nghèo bền vững.

Chính quyền địa phương từng đề xuất thu hồi đất dự án để cấp lại cho dân theo quy định của Luật Đất đai…

Tại huyện Thăng Bình, từ đầu năm đến nay hầu như chính quyền không thể vận động người dân trồng cao su do giá thấp. Việc trồng cao su đại điền, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam vẫn triển khai, nhưng đầu tư rất hạn chế.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Kết Hợp Với Tôm

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.

26/01/2015
Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới

Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.

26/01/2015
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình) Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Lúa - Cá Ở Hoa Lư (Ninh Bình)

Trên địa bàn huyện Hoa Lư (Ninh Bình), diện tích đất nông nghiệp ở một số xã của huyện nằm trong vành đai đê bảo vệ của các con sông, từ tháng 7 đến tháng 10 thường xuyên chịu tác động của mưa lũ, mực nước dâng cao dễ gây nên ngập úng trên diện rộng.

26/01/2015
Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

26/01/2015
Tôm Hùm Đứng Giá Tôm Hùm Đứng Giá

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

26/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.