Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không

Đó là nỗi trăn trở của ông Nguyễn Đình Bích - Chuyên gia nông nghiệp đến từ Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) khi bàn về chuyện xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Ông Bích dẫn số liệu cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không phải thấp nhất trên thị trường thế giới.
Giá gạo giảm là do xu hướng giảm chung trên thị trường thế giới, gạo Thái Lan, Ấn Độ cũng giảm.
Theo ông Bích, nguyên nhân của việc giá gạo thế giới giảm mạnh thời gian qua là do kho gạo dự trữ khổng lồ của Thái Lan, trong đó có khoảng 1,3 triệu tấn là gạo đã hỏng hoàn toàn; 4,3 triệu tấn lẫn lộn giữa gạo có thể làm lương thực và gạo không thể làm lương thực.
Nhìn vào động thái của Thái Lan có thể dự đoán rằng giá gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm.
Nguyên nhân thứ 2 được ông Bích đưa ra là xuất phát từ Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ấn Độ xuất khẩu gạo tăng 12,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch giảm 12,9%. Ấn Độ chính là quốc gia có giá gạo giảm mạnh nhất chứ không phải Thái Lan hay Việt Nam.
Ấn Độ sử dụng 1 nửa gạo, 1 nửa lúa mỳ làm lương thực. Trong điều kiện giá gạo thế giới giảm, giá lúa mì còn giảm mạnh hơn. Do vậy, chủ trương của Chính phủ Ấn Độ trong thời gian tới là tăng xuất khẩu gạo ra thị trường, giữ lúa mỳ làm cho giá gạo giảm mạnh.
“Toàn bộ gạo chất lượng thấp và cao đều giảm giá mạnh chứ không riêng gì gạo Việt Nam” – ông Nguyễn Đình Bích nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Bích cũng dẫn kết quả nghiên cứu của FAO cho thấy, đến tháng 8/2015 thì chỉ số giá gạo thế giới đã giảm 13 tháng liên tục. Dự báo thị trường gạo thế giới sẽ chạm đáy vào cuối năm 2015 hoặc 2016, sau đó mới “nhích” dần lên.
Ai đang làm chủ bức tranh ngành gạo?
Theo ông Bích, hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của ngành lúa gạo Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ và không có những chuyển biến cơ bản về chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Mặc dù tỷ trọng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Đây là bước tiến quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL. Tuy nhiên lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp, hiện chưa đến 500 USD/tấn.
Ông Bích cho rằng, trung tâm của bức tranh ngành gạo là các hộ nông dân. Tuy nhiên, chủ thể chính này lại không làm chủ được thị trường lúa gạo và cũng không được hưởng lợi từ thị trường này.
Đầu vào của quá trình này là các nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
Ở đầu ra, phần lớn gạo phải qua thương lái, cò lúa và đến các cơ sở chế biến, xay sát… Sau đó, một phần gạo được tiêu thụ trong nước và một phần được xuất khẩu.
“Đây là chuỗi giá trị rất dài. Có lẽ Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị lúa gạo dài nhất thế giới. Hệ quả của chuỗi giá trị dài là lợi nhuận phân phối cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo càng ít.
Lợi nhuận xuất khẩu gạo đang phải được chia cho nhiều chủ thể” – ông Bích nhận định.
Theo ông Bích, do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo của Việt Nam đang rơi vào tình trạng “3 không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.
Do chất lượng thấp và không có thương hiệu nên gạo Việt Nam không thể xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
Vài năm trước, gạo Việt từng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm gần đây Nhật Bản cấm cửa không nhập khẩu gạo Việt Nam.
“Với kim ngạch nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quá lớn, lên tới hàng tỷ USD như hiện nay.
Người ta không cần kiểm định cũng có thể đoán được gạo Việt Nam chứa dư lượng hóa chất lớn như thế nào” – vị chuyên gia nông nghiệp trăn trở.
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Vụ mía năm nay Công ty đường Quảng Ngãi thực hiện mua theo phương thức xác định chữ đường tại ruộng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Sự minh bạch này đã xóa những nghi ngờ của nông dân về cách tính chữ đường của đơn vị thu mua. Tuy nhiên, gần 1/2 diện tích mía lại không được thực hiện theo phương thức này, gây ra tình trạng chậm trễ khiến mía già, trổ bông, sản lượng sụt giảm.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).