Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ cây công nghiệp

Làm giàu từ cây công nghiệp
Ngày đăng: 01/08/2015

Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Hướng Hoá đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng đa dạng, hiệu quả và phù hợp với đặc thù khí hậu của từng vùng. Nếu như trước đây thị trấn Khe Sanh được coi là “vương quốc” của cây cà phê mít thì giờ đây cây cà phê catimor đã thay thế cà phê mít trên vùng đất Tà Cơn, Khe Sanh, vươn ra tận Hướng Tân, Hướng Phùng và vào sâu tận Ba Tầng. Huyện Hướng Hóa đã tập trung xây dựng vùng chuyên canh cây sắn ở các xã vùng Lìa. Đặc biệt từ khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá đi vào hoạt động, nhân dân vùng Lìa và các xã trong huyện đã đẩy mạnh phong trào trồng sắn cao sản, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Có thể khẳng định rằng, sắn là cây trồng không chỉ giúp nông dân, nhất là đồng bào dân tộc ít người ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn xóa đói, giảm nghèo mà còn tạo ra nguồn thu nhập lớn giúp thoát nghèo vươn lên làm giàu, hàng trăm hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có mức thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Đến nay toàn huyện có 4.400 ha sắn, với sản lượng hàng năm gần 60.000 tấn sắn củ tươi. Nhiều hộ gia đình đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đã giàu lên nhờ cây sắn như hộ Ắm Vang ở A Xing, Ắm Lý ở A Túc, Kôn Vinh, Pả Hên ở A Dơi, Pả Dỏ ở xã Thanh... là những hộ gia đình có từ 5 đến 7 ha sắn, mỗi năm cung cấp cho nhà máy trên 200 tấn sắn nguyên liệu.

Với lợi thế về thời tiết, khí hậu và nguồn đất đỏ dồi dào, Hướng Hoá đã tập trung phát triển cây cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chuối, xoài, dứa. Đến nay toàn huyện có hơn 4.900 ha cà phê, diện tích thu hoạch khoảng 4.000 ha, doanh thu ước đạt trên 200 tỷ đồng. Cây sắn 4.400 ha, doanh thu đạt 130 tỷ đồng. Cây chuối 2.212 ha, doanh thu đạt 150 tỷ đồng. Cây cao su 803 ha; trong đó diện tích cho thu hoạch đạt 200 ha, hồ tiêu 192 ha; cây ăn quả 2.770 ha. Các địa phương trong huyện đã tập trung đầu tư chuyên canh các cây trồng chủ lực như cây cà phê ở các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, Ba Tầng; phát triển diện tích cây ăn quả, nhất là cây chuối ở các xã Tân Long, Tân Thành, Hướng Lộc, Thuận.

Phong trào trồng cây cao su kết hợp trồng sắn nguyên liệu ở 8 xã vùng Lìa. Riêng ở xã Tân Long có đến 700 ha trên tổng số khoảng 2.212 ha chuối của toàn huyện. Bởi đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu nhập cho người dân hàng tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh hai loại cây trồng quan trọng là cà phê và sắn, chuối đã trở thành cây trồng chủ lực tạo sự chuyển biến đáng kể trong cơ cấu cây trồng ở huyện miền núi vùng cao này. Điều quan trọng là cây chuối đã tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Chỉ tính riêng nông dân xã Tân Long mỗi năm thu về trên dưới 60 tỷ đồng từ 700 ha chuối. Vì thế, chuối được coi là “cây làm giàu” cho nhiều hộ gia đình như Ngô Dương Phước, Đoàn Văn Trang, Võ Hoành, Nguyễn Trị (Tân Long) mỗi năm thu từ 700- 900 triệu đồng từ chuối.

Với những định hướng đúng đắn về đa dạng hóa cây trồng, Hướng Hoá đã phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phương, khai thác tiềm năng đất đai, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ nguồn thu nhập ổn định, bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người đã xóa đói, giảm nghèo, hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, hộ khá giàu ngày càng tăng. Ngoài những cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su, huyện quan tâm phát triển một số loại cây trồng mới như mắc-ca. Đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích cây ngô lai, sắn, chuối, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, xây dựng vùng nông sản sạch để tăng giá trị nông sản hàng hóa. Bởi đối với Hướng Hóa bây giờ không dừng lại ở mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà phải quyết tâm giúp người dân làm giàu một cách bền vững bằng việc thâm canh các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao ngay trên mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng này.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

11/08/2015
Nghệ An nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu Nghệ An nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/08/2015
Bắc Hà (Lào Cai) thiệt hại 11,29 ha đương quy do nắng hạn và bệnh hại Bắc Hà (Lào Cai) thiệt hại 11,29 ha đương quy do nắng hạn và bệnh hại

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

11/08/2015
Diện tích trồng sen giảm Diện tích trồng sen giảm

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

11/08/2015
Nông dân trồng mè lao đao Nông dân trồng mè lao đao

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.

11/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.