Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu nhờ chăn nuôi và trồng rừng

Làm giàu nhờ chăn nuôi và trồng rừng
Ngày đăng: 29/11/2015

Ông Sơn tâm sự: “Sống ở vùng quê thuần nông, nếu dựa vào mấy sào ruộng thì cũng chỉ đắp đổi qua ngày, khó mà giàu lên được.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, tui tham quan nhiều cơ sở chăn nuôi để học hỏi, và xin tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi do Hội Nông dân và ngành chức năng tổ chức.

Năm 2002 tui mua vài con heo nái về nuôi sinh sản để thăm dò, giữ lại heo con để nuôi hết.

Buổi đầu cũng trầy trật, giá cả bấp bênh, lúc lời, lúc lỗ; nhưng bù lại mình dần đúc kết được kinh nghiệm, nên những năm sau nuôi đâu được đấy và thêm vật nuôi mới là heo rừng.

Sau 3 năm tích cóp tiền bán heo, tui bắt đầu phát triển chuồng trại nuôi quy mô lớn”.

Trang trại chăn nuôi của ông có 2 trại nuôi heo thịt, 1 trại nuôi heo nái, 1 trại nuôi heo rừng, tổng diện tích 700m2 và đàn heo nuôi hàng trăm con.

Năm 2015 này, ông nuôi 20 heo nái, 400 heo thịt; hiện có 40 heo rừng chuẩn bị xuất chuồng; hàng năm ông xuất bán 2 tạ heo rừng giống và gần 400kg heo rừng thịt, thu về 40 triệu đồng.

Thu nhập tăng theo từng năm, riêng từ năm 2013 đến nay gia đình ông thu lãi không dưới 400 triệu đồng/năm từ chăn nuôi heo.

Ông Sơn còn sở hữu 40 ha rừng trồng, vừa thu hoạch 17 ha, lãi 40 triệu đồng/ha.

Vừa chăn nuôi, vừa trồng rừng, gia đình ông góp phần giải quyết việc làm cho 30 lao động thời vụ, thù lao từ 100 - 150 ngàn đồng/người/ngày.

Ông Sơn sống chan hòa với hàng xóm, sẵn sàng giúp đỡ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống giá thấp, cho mượn cám thực phẩm, đến khi heo xuất chuồng mới trả tiền.

Đã có 11 hộ khó khăn ở địa phương được ông giúp chăn nuôi có hiệu quả, ổn định đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.

20/06/2014
Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.

26/11/2014
Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

26/11/2014
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh) Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

21/06/2014
Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ Na Uy Tăng Cường Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Ấn Độ

Theo ông Christian Chramer, giám đốc Hội đồng Thủy sản Na Uy, nhu cầu tại Ấn Độ rất tiềm năng và có những dấu hiệu tương tự Nga và Trung Quốc 10-15 năm trước. Ấn Độ có dân số đông, quan tâm đến thực phẩm lành mạnh, nhận thức được lợi ích của omega 3 trong hải sản.

26/11/2014